Sự thật động trời về trứng gà được Càn Long vô tình phát hiện khi hỏi giá người bán
Những chuyến vi hành của vị Hoàng đế này từng lưu truyền không ít giai thoại. Trong số này, có những câu chuyện cảm động mang đầy tính nhân văn, thế nhưng cũng có những câu chuyện đưa tới kết cục đầu rơi máu chảy, và giai thoại dưới đây cũng nằm trong số đó.
Hoàng đế hỏi giá một quả trứng gà
Tương truyền rằng, Càn Long năm xưa mặc dù ở ngôi cửu ngũ chí tôn, ngày ngày không thiếu những món sơn hảo hải vị. Thế nhưng vị Hoàng đế này đôi khi cũng đem lòng yêu thích những món ăn bình dân của thường dân bách tính, trong đó có những món làm từ trứng gà.
Có giai thoại truyền lại rằng, Càn Long đem lòng yêu thích đặc biệt với hầu hết những món ăn được chế biến từ trứng. Thậm chí bấy giờ dân gian còn có câu truyền miệng rằng nhà vua mỗi ngày phải ăn ít nhất một quả trứng gà thì mới có thể no bụng.
Cũng bởi vậy mà ngự thiện phòng của hoàng cung năm xưa thường đặc biệt chuẩn bị nhiều trứng gà tươi mới để sẵn sàng phục vụ Hoàng đế.
Trên thực tế, trứng gà trong dân gian là một món ăn rất phổ biến. Thế nhưng đối với những người ngày ngày sống trong nhung lụa, dùng cẩm y ngọc thực như những nhân vật trong hoàng cung thì lại loại nguyên liệu này lại bị xem là hiếm thấy.
Vì thế, bản thân Hoàng đế hay các phi tử trong cung đều không biết thực sự của một quả trứng gà đáng giá bao nhiêu.
Điều này đã khiến Càn Long trong một lần cải trang vi hành đã nảy sinh sự tò mò với câu hỏi trên.
Bấy giờ, khi tình cờ nhìn thấy một người xách giỏ trứng đi bán rong, ông liền cầm lên một quả xem xét rồi hỏi giá.
Người này thấy nhà vua dù mặc thường phục nhưng khí chất bất phàm, liền vội vã trả lời về mức giá: 1 đồng 3 quả.
Không ai có thể ngờ được rằng, Càn Long sau khi nghe xong đáp án này liền sững sờ trong phút chốc.
Bởi lẽ cái giá của trứng giá ngoài dân gian lại khác xa một trời một vực so với con số được thuộc hạ báo cho ông hằng ngày.
Chuyện tày đình phía sau những quả trứng gà có giá trên trời
Thực tế, Càn Long mỗi ngày đều dùng những món ăn được chế biến bằng trứng gà. Và mức giá của loại nguyên liệu này được các thái giám báo lên là… 10 lượng 1 quả.
Vào những năm Đạo Quang, 1 lượng bạc có thể đổi được 1 xâu tiền, mà 1 xâu tiền này giá trị cũng không hề nhỏ, phải tương đương với 1000 đồng.
Giai đoạn sau đó, giá trị của 1 lượng bạc thậm chí còn bị đẩy lên cao hơn, tới thời Hàm Phong thì đã tương đương với 2000 đồng.
Càn Long lúc sinh thời mặc dù thích hưởng lạc, ăn tiêu xa xỉ, nhưng tuyệt đối không phải là một vị Hoàng đế hồ đồ.
Một quả trứng gà vào tới hoàng cung bị báo giá lên tới 10 lượng bạc. Sự chênh lệch này chính là minh chứng cho thấy có kẻ đang cố tình bòn rút túi tiền của nhà vua.
Một vị Hoàng đế dù có nhân nghĩa và độ lượng tới mức nào đi chăng nữa thì cũng khó có thể dung thứ cho những kẻ dám cả gan động tới đồ của mình. Mà thứ nguyên liệu bình thường như trứng gà bị hét lên mức giá trên trời như vậy thực sự đã chạm tới ranh giới cuối cùng của vị vua này.
Điều mà ông khó có thể ngờ rằng, những kẻ to gan lớn mất ấy thậm chí dám bòn rút tới cả bữa ăn thường ngày của Hoàng đế.
Vì vậy, sau khi nghe được mức giá chân thực từ người bán hàng rong, Càn Long đã kết thúc chuyến vi hành lần đó trong một tâm trạng không hề vui vẻ.
Trở về hoàng cung, việc đầu tiên mà ông làm chính là sai người điều tra kỹ càng chuyện này.
Mặc dù có quan viên giải thích rằng, trứng gà dân gian đều do những con gà bình thường đẻ ra, còn mỗi quả trứng mà nhà vua dùng đều được đẻ từ gà quý, thức ăn dùng để chăn nuôi vốn không giống bình thường, giá thành lại càng cao, từ đó hy vọng Hoàng đế có thể minh xét.
Càn Long ngoài mặt làm như không để ý, thế nhưng sau lưng vẫn tiếp tục điều tra. Kết quả cuối cùng không ngoài dự liệu, vị Hoàng đế này đã phát hiện và nghiêm trị một nhóm những kẻ bề tôi dám cả gan bòn rút từng bữa ăn của nhà vua.
Trên thực tế, mức giá mà nhà vua nghe được thực chất đã bị nói khống lên gấp nhiều lần. Bởi nếu một quả trứng có giá tới 5 lượng thì bách tính thường dân hẳn là xem chúng như cao lương mỹ vị chứ không phải là một món ăn bình thường mà nhà nào cũng có.
Những câu chuyện chốn khuê phòng
Điều làm nên “danh tiếng” của vua Càn Long chính là nhu cầu “tình cảm” rất lớn khi ông có tới hơn 40 phi tần. Mỗi buổi tối sau khi dùng bữa xong, vua Càn Long sẽ quyết định phi tần nào hầu hạ mình. Ông chọn người đẹp ngủ cùng bằng cách…rút thẻ bài. Tên tuổi của những mỹ nhân được viết trên tấm thẻ gọi là thiện bài này.
Sau đó, thái giám cầm thẻ bài ứng với tên mỹ nữ rồi yêu cầu họ tắm rửa sạch sẽ. Tiếp đó, thái giám quấn chăn quanh người mỹ nữ hoặc một cái áo rộng để vác phi tần vào cung vua. Thông thường, mỹ nữ phải chui vào chăn từ phía chân hoàng để với ý nghĩa “được vua ban phước”.
Thái giám sẽ đứng bên ngoài đợi và sau một khoảng thời gian nhất định sẽ hô to “Tới giờ rồi”. Nếu vua Càn Long im lặng thì thái giám tiếp tục đợi. Khi nhà vua có tín hiệu, mỹ nữ được vác khỏi phòng vua và về phòng mình.
Dù vua Càn Long có rất nhiều mỹ nữ và nổi tiếng đa tình nhưng ông rất biết cách sắp xếp hậu cung. Do vậy, dù số lượng phi tần rất đông đảo nhưng không bao giờ có chuyện tranh giành để nhận được sự sủng ái của vua như các triều đại khác.
Vua Càn Long cũng có chế độ sinh hoạt rất điều độ với “4 điều đừng”, bao gồm “ăn đừng nói, nằm đừng nói, uống đừng say, sắc đừng đắm”. Ông thường dậy sớm từ 5 giờ sáng để tập thể dục, tập hít thở và trong bữa ăn thường chọn đậu phụ làm món chính.