Sự thật về hố sâu 'địa ngục' giữa lòng thành phố có thể 'nuốt' mọi thứ bay qua
Một hố sâu lớn nằm giữa thành phố với hơn 35.000 cư dân có thể dễ dàng quan sát từ trên cao.
Hố sâu lớn thứ hai thế giới
Mỏ “Mir” hay “Mirny” có một hố lớn do quá trình khai thác kim cương tạo nên. Mỏ nằm ở thành phố - Mirny, miền Đông Siberia, nước Nga. Mỏ đã cung cấp nguồn thu quan trọng để Liên Xô xây dựng và tái thiết đất nước sau Thế Chiến II.
Mỏ “Mir” sở hữu miệng rộng đến 1,2km và độ sâu lên đến 525m, trở thành hố đào lớn thứ hai trên thế giới, sau mỏ Bingham Canyon. Trong những năm đỉnh cao về sản lượng khai thác thì ước tính mỏ Mir đã cung cấp trên 10 triệu carat kim cương mỗi năm, trong đó có 20% là các loại đá quý.
Sau khi liên bang Xô Viết khủng hoảng và sụp đổ vào những năm 1990, mỏ Mir sau đó đã được vận hành bởi một số công ty địa phương, tuy nhiên cho đến năm 2004 thì mỏ chính thức bị đóng cửa vĩnh viễn cho đến nay. Thế nhưng, việc khai thác mỏ vẫn tiếp tục diễn thông qua hàng chục đường hầm sâu trong đó. Nó vẫn mang một sản lượng ấn tượng, khoảng 2 tấn kim cương mỗi năm.
Nhưng theo các nhà buôn kim cương, có một điều kỳ lạ về những viên kim cương tại Mir. Những viên kim cương này đều có kích thước và hình dạng đồng đều, được gọi là "Silver Bears". Cách mà Liên Xô sản xuất một lượng lớn các viên kim cương có kích thước đồng nhất như vậy vẫn còn là ẩn số vì họ không có đủ công nghệ để làm được điều đó. Ngày nay, bí mật về những viên Silver Bear vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Vì sao mỏ kim cương Mir gọi là mỏ “địa ngục”?
Mỏ quặng nằm ở khu vực có thời tiết khắc nghiệt nhất thế giới. Mùa đông có thể kéo dài 7 tháng và nhiệt độ thường giảm xuống -40 độ C, tạo thành lớp băng dày trên bề mặt. Thời tiết khiến việc khai thác mỏ trở nên khó khăn.
Trong suốt những ngày đông, đội ngũ công nhân đã phải dùng động cơ phản lực để tạo miệng hố trên lớp đất đóng băng vĩnh cửu, rồi dùng thuốc nổ để đào xuyên qua lớp đá bề mặt và làm tan rã quặng kimberlite. Vào những tháng mùa hè, những nơi bị băng tuyết bao phủ giờ tan chảy thành nước khiến cho mặt đất biến thành bùn lầy.
Thực hư tin đồn hố “nuốt chửng” máy bay
Có nhiều tin đồn trên mạng rằng mỏ Mir thường xuyên hút các trực thăng, máy bay bởi những cơn lốc xoáy mà độ sâu của nó tạo nên.
Anna, một cư dân 20 năm sống ở đây cho biết: “Tôi dám khẳng định rằng điều này là không đúng. Máy bay trực thăng và máy bay thực sự đi ngang qua vùng trời phía trên cái hố khổng lồ; tuy nhiên, không có sự cố nào xảy ra.
Trong khi đó, sân bay nằm ngay bên cạnh một con đường không trải nhựa. “Ở bên phải, bạn sẽ thấy mỏ đá,” phi công luôn thông báo cho du khách mỗi khi đi ngang qua khu vực này - điểm thu hút lớn nhất và duy nhất của thành phố".
Moscow, St.Petersburg và một số thành phố lớn khác thường xuyên có các chuyến bay thẳng đến Mirny, mặc dù thực tế khách du lịch đây rất ít.