Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi: Tăng cường trụ cột pháp lý cho niềm tin và ổn định tài chính

Tại Việt Nam, Luật BHTG được Quốc hội thông qua năm 2012 và có hiệu lực từ năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức BHTG thực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền, góp phần hỗ trợ Ngân hàng Nhà nước trong việc duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi: Tăng cường trụ cột pháp lý cho niềmtin và ổn định tài chính

Tại Việt Nam, Luật BHTG được Quốc hội thôngqua năm 2012 và có hiệu lực từ năm 2013 đã tạo cơ sở pháp lý cho tổ chức BHTGthực hiện chức năng bảo vệ người gửi tiền, góp phần hỗ trợ Ngân hàng Nhà nướctrong việc duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thi hành, cùng vơísự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh tế - tài chính và việc ban hànhLuật Các tổ chức tín dụng năm 2024, Luật BHTG bộc lộ những hạn chế cần được xemxét sửa đổi, bổ sung. Đây là yêu cầu cấp thiết nhằm hoàn thiện thể chế, tăngcường năng lực và hiệu quả hoạt động của tổ chức BHTG, đảm bảo phù hợp thông lệquốc tế, đồng thời bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạtđộng của tổ chức BHTG

Một trong những thách thức lớn hiện nay lànâng cao năng lực tài chính của tổ chức BHTG để đáp ứng yêu cầu chi trả trongcác tình huống rủi ro. Tính đến cuối tháng 6/2025, tổng tài sản của Bảo hiểmtiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt khoảng 135 nghìn tỷ đồng, trong đó quỹ dự phòngnghiệp vụ đạt gần 128 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, quy mô quỹ này vẫn còn khiêmtốn so với tổng số dư tiền gửi được bảo hiểm, tỷ lệ mới đạt khoảng 1,3%. Trongbối cảnh hệ thống tổ chức tín dụng ngày càng mở rộng và rủi ro tiềm ẩn giatăng, quy mô này chưa đủ để đảm bảo vai trò thực chất của BHTGVN trong việc xửlý các tình huống khẩn cấp.

Do đó, việc sửa đổi Luật BHTG cần tạo cơ sởpháp lý để đa dạng hóa hoạt động đầu tư từ quỹ dự phòng nghiệp vụ, mở rộng danhmục đầu tư bảo đảm nguyên tắc an toàn, thanh khoản và hiệu quả. Việc cho phéptổ chức BHTG đầu tư vào các kênh tài chính như trái phiếu được Chính phủ bảolãnh, chứng chỉ tiền gửi, hoặc gửi tiền tại ngân hàng thương mại Nhà nước khôngchỉ giúp tăng quy mô quỹ mà còn củng cố năng lực tài chính của tổ chức, phục vụhiệu quả nhiệm vụ chi trả và xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém.

Bên cạnh đó, cần nghiên cứu điều chỉnh phươngthức thu phí BHTG theo hướng phù hợp với mức độ rủi ro của tổ chức tham giaBHTG, thay vì thu theo tỷ lệ cố định như hiện nay. Đây là thông lệ quốc tế phổbiến, giúp tổ chức BHTG có cơ sở để khuyến khích các tổ chức tín dụng hoạt độngan toàn, minh bạch và lành mạnh hơn.

Tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong xửlý tổ chức tín dụng yếu kém

Luật BHTG hiện hành đã quy định một số quyềnhạn của tổ chức BHTG trong kiểm tra, giám sát tổ chức tham gia BHTG, chi trảbảo hiểm cho người gửi tiền khi tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng phá sảnhoặc mất khả năng chi trả. Tuy nhiên, trong thực tiễn triển khai, các quy địnhnày còn hạn chế về phạm vi và thời điểm can thiệp, chưa đáp ứng yêu cầu xử lýkịp thời rủi ro.

Trong những năm gần đây, BHTGVN đã tích cựctham gia xử lý các quỹ tín dụng nhân dân yếu kém thông qua hoạt động giám sát,kiến nghị đặt tổ chức vào diện kiểm soát đặc biệt, cử người tham gia Ban kiểmsoát đặc biệt, đề xuất phương án xử lý. Tuy nhiên, do khung pháp lý chưa đâỳđủ, việc tiếp cận thông tin, tham gia sâu vào quá trình tái cơ cấu còn gặpnhiều khó khăn.

Việc sửa đổi Luật BHTG cần làm rõ vai trò,trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức BHTG trong toàn bộ quá trình xử lý tổ chứctín dụng yếu kém – từ giai đoạn can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt cho đến táicơ cấu và thanh lý. Đồng thời, cần quy định rõ thời điểm phát sinh nghĩa vụ chitrả tiền bảo hiểm, cơ chế tạm ứng để bảo đảm người gửi tiền sớm nhận được quyềnlợi chính đáng trong những trường hợp có rủi ro xảy ra.

Ngoài ra, cần bổ sung các quy định về quyềnvà nghĩa vụ của BHTGVN trong việc cử người đủ tiêu chuẩn, điều kiện để giữ chứcdanh Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc và chức danh quản lý, điều hành kháccủa Quỹ tín dụng nhân dân được kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu của NHNN;

Sửa đổi, bổ sung các quy định về việc BHTGVNtham gia vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém thống nhất vơíquy định tại Luật Các tổ chức tín dụng 2024, đặc biệt là các quy định về chovay đặc biệt để huy động được nguồn lực tham gia của BHTGVN trong quá trình cơcấu lại tổ chức tín dụng yếu kém.

Xây dựng hành lang pháp lý hiện đại, minhbạch, phù hợp thông lệ quốc tế

Trong Chiến lược phát triển ngành Ngân hàngđến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chính phủ đã xác định rõ vai trò củaBHTGVN trong việc bảo vệ người gửi tiền, hỗ trợ xử lý tổ chức tín dụng yếu kémvà góp phần đảm bảo an toàn hệ thống tài chính. Đồng thời, Luật Các tổ chức tíndụng năm 2024 đã mở rộng vai trò cho tổ chức BHTG trong cơ chế can thiệp sớm,kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, cần sưảđổi, bổ sung Luật BHTG nhằm cụ thể hóa các quy định mới, tạo điều kiện pháp lýthuận lợi để tổ chức này thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Việc sửa đổi Luật BHTG lần này không chỉ mangý nghĩa về mặt lập pháp, mà còn thể hiện rõ quan điểm nhất quán của Nhà nướctrong việc nâng cao hiệu quả chính sách BHTG, củng cố niềm tin công chúng đôívới hệ thống ngân hàng, đảm bảo an sinh tài chính – xã hội. Đây cũng là bước điphù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần nâng cao năng lực ứng phó với rủi ro,tăng cường ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ bền vững quyền lợi của ngươìgửi tiền.

Luật BHTG cần được sửa đổi toàn diện để tạolập hành lang pháp lý vững chắc, nâng cao năng lực và vai trò của tổ chức BHTGtrong hệ thống tài chính – ngân hàng. Một khung pháp lý hiện đại, minh bạch vàphù hợp với thực tiễn sẽ là nền tảng quan trọng giúp BHTGVN thực hiện hiệu quảsứ mệnh bảo vệ người gửi tiền, đồng hành cùng ngành ngân hàng trong giai đoạnphát triển mới.

Dự án Luật BHTG (sửa đổi) đã được đưa vàoChương trình lập pháp năm 2025 theo Nghị quyết số 77/2025/UBTVQH15, dự kiếntrình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10. Đây sẽ là bước ngoặt để khung pháp lý đuôỉkịp thực tiễn và góp phần làm nên một hệ thống BHTG hiện đại, minh bạch, đủquyền lực xử lý, đủ linh hoạt đầu tư, đủ khả năng bảo vệ quyền lợi người gưỉtiền, vì lợi ích chung của ngành ngân hàng và xã hội.

Chỉ khi cơ sở pháp lý đủ mạnh, quyền lơịngười gửi tiền mới được bảo vệ tốt hơn; chỉ khi Luật song hành với sự đổi mơícủa thời cuộc, hệ thống ngân hàng mới thực sự lành mạnh, mạnh mẽ và đáng tincậy trong mắt công chúng.

P. Luật

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/sua-doi-luat-bao-hiem-tien-gui-tang-cuong-tru-cot-phap-ly-cho-niem-tin-va-on-dinh-tai-chinh.html