An tâm gửi tiền tại các TCTD tham gia bảo hiểm tiền gửi

Các TCTD huy động tiền gửi của cá nhân (bao gồm ngân hàng thương mại, Ngân hàng Hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ ngân hàng chính sách) đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Người gửi tiền sẽ được bảo hiểm đối với khoản tiền gửi của mình trong trường hợp TCTD bị phá sản hoặc mất khả năng chi trả, quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền luôn được đảm bảo.

Tin ngân hàng ngày 20/11: Bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền trong mọi trường hợp

Tỷ giá USD rời mốc 24.000 đồng/USD; Công an Đồng Nai triệt phá ổ nhóm tín dụng đen; NHNN bơm ròng hơn 100.000 tỷ đồng trong nửa tháng… là những tin tức tài chính và ngân hàng nổi bật.

Hoàn thiện cơ sở pháp lý để phát huy hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi

Thời gian qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG), tích cực phối hợp đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật BHTG. Qua đó, hướng tới mục tiêu bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phát huy hiệu quả chính sách BHTG, đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng.

Gửi tiết kiệm tại tổ chức nào thì có bảo hiểm tiền gửi?

Ngoài vấn đề lãi suất, an toàn tiền gửi thì chính sách về bảo hiểm tiền gửi cũng được nhiều khách hàng quan tâm.

Bảo hiểm tiền gửi bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của tổ chức tín dụng

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, trở thành công cụ hữu hiệu của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, đảm bảo hoạt động an toàn của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD), từng bước tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu.

Phân biệt tiền gửi được bảo hiểm và tiền gửi không được bảo hiểm

Ngoài vấn đề lãi suất, an toàn tiền gửi thì chính sách về Bảo hiểm tiền gửi là vấn đề người gửi quan tâm. Một trong những vấn đề đó là tiền gửi được bảo hiểm.

Đổi mới hoạt động bảo hiểm tiền gửi, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người gửi tiền

Nửa đầu năm 2023, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) triển khai có hiệu quả với nhiều đổi mới trên tất cả các mặt hoạt động; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Qua đó, BHTGVN hướng tới mục tiêu bảo vệ tốt hơn nữa quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, tăng cường vai trò của chính sách BHTG trong công tác bảo đảm an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vươn xa trên tiến trình hội nhập

Việc xây dựng, ban hành Chiến lược phát triển bảo hiểm tiền gửi, đồng thời, kiên định thực hiện theo các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của chiến lược là hết sức cần thiết để triển khai các hoạt động một cách đồng bộ, nhất quán, có hệ thống, đưa hệ thống ngân hàng và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam vươn tới tầm cao mới trên chặng đường phát triển và hội nhập.

Sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi để nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền

Sau 10 năm thực thi, việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đang được đặt ra và nhận được sự quan tâm từ cả Quốc hội và Chính phủ. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) cho biết đã thực hiện tổng kết quá trình triển khai Luật BHTG cũng như triển khai nghiên cứu đề xuất một số nội dung sửa đổi, bổ sung luật này nhằm nâng cao hiệu quả bảo vệ người gửi tiền, bảo vệ an toàn hệ thống ngân hàng.

Phí bảo hiểm tiền gửi – nguồn lực quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền

Phí bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là nguồn thu chủ yếu và quan trọng nhất của tổ chức BHTG, góp phần lớn trong việc tăng trưởng Quỹ dự phòng nghiệp vụ để chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền, nâng cao năng lực tài chính, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Nâng cao vai trò của Bảo hiểm tiền gửi trong kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng

Khoản 13 Điều 13 Luật BHTG về quyền và nghĩa vụ của tổ chức BHTG quy định: 'Tham gia vào quá trình KSĐB đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của NHNN Việt Nam; tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ'. Đây chính là cơ sở pháp lý để BHTGVN chính thức được tham gia vào quá trình KSĐB các tổ chức tham gia BHTG.

Nguồn lực tài chính tăng trưởng vượt bậc

Đến 30.6.2022, tổng nguồn vốn của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đạt gần 89.000 tỷ đồng, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2021; Quỹ dự phòng nghiệp vụ là 82,6 nghìn tỷ đồng, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn lực tài chính tăng trưởng tốt đã giúp BHTGVN tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém; bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền.

Bảo vệ an toàn tiền gửi của hơn 89 triệu lượt người gửi tiền tại 1.283 tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, giữ vững tôn chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Đó là những định hướng của BHTGVN trên đường tiến về đích trong những tháng còn lại của năm 2022.

Tổng nguồn vốn của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đạt hơn 88,8 nghìn tỷ đồng trong 6 tháng

Trong 6 tháng đầu năm 2022, bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khắc phục khó khăn, nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra trong năm 2022. Theo đó, các kết quả đạt được trong nửa đầu năm 2022 của BHTGVN cho thấy những dấu hiệu tích cực, đáng ghi nhận.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: Bảo đảm quyền lợi, nâng cao chất lượng công tác và điều kiện làm việc của người lao động

Được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), thời gian qua, BHTGVN đã triển khai đồng bộ các hoạt động nghiệp vụ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng, đồng thời không ngừng ổn định và nâng cao đời sống người lao động.

Cần sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền

Luật Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh hoạt động bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam, hướng tới mục tiêu bảo vệ người gửi tiền. Sau 10 năm đi vào cuộc sống, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn còn một số vướng mắc, bất cập, cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung để tổ chức Bảo hiểm tiền gửi tham gia có hiệu quả vào tái cơ cấu tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.

Nâng cao vai trò của BHTGVN trong tái cơ cấu TCTD

Được thành lập năm 1999 và đi vào hoạt động năm 2000, BHTGVN là tổ chức duy nhất được giao làm đầu mối triển khai chính sách BHTG nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, hỗ trợ các TCTD gặp khó khăn, kiểm soát và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Gửi tiết kiệm online có được bảo hiểm tiền gửi?

Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi toàn diện và sâu sắc cuộc sống của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Người dân có xu hướng giảm chi tiêu, gia tăng tiết kiệm, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt và tiết kiệm online ngày càng phát triển. Trong bối cảnh đó, vấn đề bảo hiểm cho các khoản tiền gửi luôn được người gửi tiền quan tâm.

Sửa đổi Luật Bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Sau gần 10 năm Luật Bảo hiểm tiền gửi đi vào cuộc sống, bên cạnh những mặt đạt được, vẫn còn một số vướng mắc, bất cập, cần thiết phải nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung; nhằm bảo vệ tốt hơn quyền lợi người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam từng bước nâng tầm

Chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đã và đang thực sự trở thành một công cụ hữu hiệu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng. Đặc san Toàn cảnh Ngân hàng 2021 đã thực hiện cuộc phỏng vấn ông Phạm Bảo Lâm, Chủ tịch HĐQT Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN).

Tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn

Ngày 20/10/2021 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 32/2021/QĐ-TTg về hạn mức trả tiền bảo hiểm. Theo đó, số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia BHTG khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.

Đưa chính sách bảo hiểm tiền gửi tới người gửi tiền tại quỹ tín dụng nhân dân

Từ khi Luật BHTG (2012) có hiệu lực tới nay, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) xác định đối tượng công chúng mục tiêu trọng tâm, được quan tâm đặc biệt là người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), tại vùng nông thôn, miền núi, bên cạnh việc tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) một cách phổ quát tới công chúng nói chung với mục tiêu lan tỏa chính sách tới đối tượng công chúng dễ bị tổn thương nhưng ít có điều kiện tiếp cận với thông tin, kiến thức về lĩnh vực tài chính ngân hàng BHTG.

Định hướng triển khai hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi trong thời gian tới

Sau 21 năm xây dựng và phát triển, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã và đang thực hiện tốt nhiệm vụ được giao để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền; thực sự là công cụ hữu hiệu của Nhà nước nhằm góp phần bảo đảm hoạt động an toàn của hệ thống ngân hàng, từng bước tham gia vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu.