Sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Phù hợp với cam kết quốc tế và điều kiện cụ thể của Việt Nam

Tại Việt Nam, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm có cồn, tính từ khi có Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) năm 1990 đến nay đã được sửa đổi 12 lần, từ sản phẩm chịu thuế, thuế suất, nồng độ cồn. Trong đó, những sửa đổi phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam trong từng giai đoạn lịch sử.

Đây là nhấn mạnh của bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) tại Tọa đàm “Chính sách thuế với đồ uống có cồn” được Thời báo Tài chính Việt Nam chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức chiều 30/7, tại TP. Hà Nội.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Đức Minh.

Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: Đức Minh.

Hệ thống thuế tuyệt đối - hệ thống hiệu quả nhất

Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, bà Nguyễn Thị Cúc cho biết, cơ cấu thuế TTĐB trên thế giới gồm: Cơ cấu thuế theo %, cơ cấu thuế tuyệt đối, cơ cấu thuế hỗn hợp.

Điều 8 của Dự thảo Luật quy định thuế TTĐB với đồ uống có cồn:

Rượu từ 20 độ trở lên: Phương án 1: Năm 2026 điều chỉnh thuế suất lên 70% (tăng 5% so với hiện hành), mỗi năm tăng 5%, đến năm 2030 là 90%.

Phương án 2: Năm 2026 điều chỉnh thuế suất lên 80% (tăng 15% so với hiện hành), mỗi năm tăng 5%, đến năm 2030 là 100%.

Rượu từ dưới 20 độ: Phương án 1: Năm 2026 điều chỉnh thuế suất lên 40% (tăng 5% so với hiện hành), mỗi năm tăng 5%, đến năm 2030 là 60%.

Phương án 2: Năm 2026 điều chỉnh thuế suất lên 50 % (tăng 15% so với hiện hành), mỗi năm tăng 5%, đến năm 2030 là 70%.

Thuế suất đối với sản phẩm bia: Theo dự thảo Luật, sản phẩm bia được thiết kế thay đổi về thuế suất và lộ trình như sản phẩm rượu từ 20 độ trở lên.

Cụ thể, cơ cấu thuế theo % được xác định theo tỷ lệ % trên giá tính thuế (giá xuất xưởng hoặc giá bán lẻ); cơ cấu thuế tuyệt đối là mức thuế cố định tính trên đơn vị hàng hóa; cơ cấu thuế hỗn hợp là kết hợp giữa thuế tính theo tỷ lệ % và thuế tuyệt đối.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hệ thống thuế tuyệt đối là hệ thống hiệu quả nhất, vì hệ thống thuế tuyệt đối thể hiện tương quan giữa mức độ cồn trong sản phẩm với số thuế phải nộp.

Trong đó, thuế tuyệt đối với đồ uống có cồn từ lâu đã được coi là một hướng cải cách chính sách tốt nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng kinh tế vận hành tốt hơn. Liên minh châu Âu (EU) yêu cầu các quốc gia thành viên tuân thủ và đảm bảo hệ thống luật nội địa sẽ đánh thuế đồ uống có cồn theo hệ thống thuế tuyệt đối.

Theo Chủ tịch VTCA, xu hướng dịch chuyển cơ cấu thuế TTĐB khu vực Đông Nam Á. Theo đó, Indonesia đã bãi bỏ thuế hàng xa xỉ 75% đối với các sản phẩm đồ uống có cồn, thay vào đó, áp dụng thuế tuyệt đối theo thể tích. Việc cải cách hệ thống thuế này cho thấy đánh thuế sản phẩm đồ uống có cồn như hàng xa xỉ theo tỷ lệ % giá bán không còn phù hợp.

Còn Philippines trước năm 2012 áp dụng thuế tuyệt đối đa bậc, phân bậc theo giá trị sản phẩm. Từ năm 2012, Philippines áp dụng thuế tuyệt đối đơn bậc cho bia. Thái Lan từ năm 2013 áp dụng thuế tuyệt đối trên toàn bộ sản phẩm đồ uống có cồn trên thị trường, trước đó vẫn áp thuế theo tỷ lệ % cho một số sản phẩm.

Tương tự Philippines, Thái Lan đã cải cách hệ thống thuế để loại bỏ tác động của giá sản phẩm đến số thuế phải nộp. Trong năm 2024, Thái Lan sẽ giảm thuế TTBĐ trên sản phẩm rượu để thúc đẩy du lịch và thị trường rượu mạnh (thuế TTĐB đối với sản phẩm rượu giảm từ 10% xuống 5% và với rượu mạnh giảm từ 10% xuống 0%).

Hướng đến chính sách thuế hiệu quả, bền vững, hài hòa các lợi ích

Để hướng đến chính sách thuế hiệu quả, bền vững, hài hòa các lợi ích: sức khỏe cộng đồng, sản xuất kinh doanh, điều tiết thu NSNN, bà Cúc cho rằng, quá trình hoàn thiện chính sách thuế TTĐB trong thời gian từ năm 1990 đến nay đã thể hiện rõ tính chất điều tiết, đặc trưng của sắc thuế và mức độ phức tạp của thuế TTĐB nói chung, đồ uống có cồn, rượu bia nói riêng. Thuế suất thời điểm cao nhất đối với rượu (trừ rượu dưới 20 độ) và bia các loại là 90%, gấp hai lần thời điểm thấp nhất là 45%.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Đức Minh.

Bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam (VTCA) tham luận tại tọa đàm. Ảnh: Đức Minh.

Điều đó, làm rõ quan điểm trong chính sách điều tiết thu NSNN đối với các sản phẩm chịu thuế TTĐB - bao gồm rượu bia, đã tính toán các phương án, đảm bảo hài hòa các yếu tố: Sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội, điều tiết thu NSNN, ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, công ăn việc làm cho người lao động, góp phần kiểm soát sản phẩm nhập lậu làm thất thu NSNN, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, sức khỏe cộng đồng do sản phẩm không đảm bảo chất lượng.

Về nội dung điều tiết thuế đối với sản phẩm đồ uống có cồn của dự thảo Luật TTĐB, bà Cúc thống nhất quan điểm tăng thuế TTĐB theo lộ trình từng năm trong giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030 nhằm đạt mục tiêu của thuế TTĐB theo Quyết định số 508/QĐ-TTg ngày 23/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030. "Xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, bia, rượu để hạn chế sản xuất, tiêu dùng và thực hiện các cam kết quốc tế; rà soát điều chỉnh mức thuế tiêu thụ đặc biệt một số mặt hàng để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030…”, bà Cúc cho biết.

Để hướng đến chính sách thuế hiệu quả, bền vững, hài hòa các lợi ích: sức khỏe cộng đồng, sản xuất kinh doanh, điều tiết thu NSNN, bà Cúc cho rằng, quá trình hoàn thiện chính sách thuế TTĐB trong thời gian từ năm 1990 đến nay đã thể hiện rõ tính chất điều tiết, đặc trưng của sắc thuế và mức độ phức tạp của thuế TTĐB nói chung, đồ uống có cồn, rượu bia nói riêng. Thuế suất thời điểm cao nhất đối với rượu (trừ rượu dưới 20 độ) và bia các loại là 90%, gấp hai lần thời điểm thấp nhất là 45%.

Tuy nhiên, theo bà Cúc, trong quá trình thay đổi chính sách, tăng thuế TTĐB, cần nghiên cứu thêm kinh nghiệm quốc tế để áp dụng cho Việt Nam. Cần lựa chọn hệ thống thuế và lộ trình chuyển đổi phù hợp với điều kiện cụ thể, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh để xây dựng mô hình thuế và cải cách phù hợp để đáp ứng điều tiết cho 3 nhóm đồ uống có cồn theo đặc thù của từng nhóm.

Đồng thời, nghiên cứu để áp dụng mô hình áp dụng phương pháp tính thuế hỗn hợp trong tương lai theo Quyết định 508/QĐ- TTg “nghiên cứu áp dụng kết hợp giữa thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với một số hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt”. Quá trình thay đổi phương pháp tính thuế phải tính đến yếu tố xáo trộn chính sách làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường, tiêu dùng xã hội, theo đó cần có lộ trình cải cách cho từng giai đoạn, thời gian cụ thể… giúp doanh nghiệp, các đối tượng điều chỉnh của Luật được chuẩn bị kỹ càng cho tiến trình cải cách...

Đức Việt

Nguồn Thời báo Tài chính: https://thoibaotaichinhvietnam.vn/sua-doi-luat-thue-tieu-thu-dac-biet-phu-hop-voi-cam-ket-quoc-te-va-dieu-kien-cu-the-cua-viet-nam-156032.html