Sửa một số điều của 9 luật, Quốc hội gỡ vướng cho đầu tư, kinh doanh
436/466 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành 'một luật sửa nhiều luật' nhằm tháo gỡ nút thắt, vướng mắc cho hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Chiều 11/1 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Nhà ở, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2022.
Kết quả biểu quyết có 436/466 đại biểu tán thành (chiếm 87,37%), 21 đại biểu không tán thành và 9 đại biểu không biểu quyết.
So với dự án Luật trình Quốc hội ở đầu kỳ họp, Luật này đã bổ sung việc sửa đổi Luật Nhà ở. Việc Quốc hội thông qua 1 luật sửa đổi 9 luật tại kỳ họp lần này, nhất là trên lĩnh vực đầu tư được kỳ vọng sẽ gỡ nút thắt, đẩy nhanh quá trình triển khai các nguồn vốn đầu tư.
Luật đã sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư công theo hướng tăng cường phân cấp như Tờ trình của Chính phủ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn này sẽ làm giảm thủ tục hành chính, góp phần khắc phục tình trạng giải ngân chậm trong thời gian qua và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA.
Trong đó, sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 17; Sửa đổi, bổ sung khoản 8 Điều 25; Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 82; Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 83.
Về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 12 như sau:
Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư, Luật sửa đổi, bổ sung điểm g và bổ sung điểm g1 vào sau điểm g khoản 1 Điều 31.
Trong đó, Dự án đầu tư phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa không phân biệt quy mô diện tích đất, dân số thuộc phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt; khu vực bảo vệ II của di tích được cấp có thẩm quyền công nhận là di tích quốc gia đặc biệt thuộc Danh mục di sản thế giới. Bên cạnh đó, Luật bổ sung điểm g vào sau điểm e khoản 3 Điều 33:
Luật sửa 9 luật cũng bổ sung ngành, nghề kinh doanh dịch vụ, sản phẩm an ninh mạng vào Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại Phụ lục IV Luật Đầu tư.
Liên quan nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Nhà ở, trước mắt chỉ sửa đổi khoản 1 Điều 23 Luật Nhà ở để làm rõ và phân định các hình thức sử dụng đất thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại đã được Luật Nhà ở hiện hành quy định, tháo gỡ vướng mắc về trình tự, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời chấp thuận nhà đầu tư với thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất; không bổ sung hình thức sử dụng đất không phải là đất ở làm dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại vì vấn đề này cần được đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn và chưa đạt được sự đồng thuận cao.
Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 23 như sau:
Theo báo cáo thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động đầy đủ, thận trọng; trường hợp cần thiết, Chính phủ xây dựng Đề án thí điểm áp dụng hình thức sử dụng đất không phải là đất ở để đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, sớm báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định; tiến hành tổng kết để xem xét việc luật hóa khi sửa đổi toàn diện Luật Nhà ở, bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Luật Đất đai (sửa đổi) và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Về nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Điện lực, ngoài khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực về chính sách phát triển điện lực, Luật cũng đã sửa đổi, bổ sung Điều 40 về quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện.
Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 4 như sau:
Bổ sung một số điểm tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 như sau:
Trong báo cáo thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại kỳ họp này để nghiên cứu, khẩn trương trình Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi) theo đúng Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV.