Sức hút 'lợn ăn lá khoai, nhai cây chuối' dịp Tết

Trên địa bàn tỉnh hiện còn duy trì chăn nuôi những giống lợn có xuất xứ tại địa phương với chất lượng thịt thơm ngon. Đây cũng là đặc sản được nhiều người 'săn' mỗi dịp Tết đến.

 Giống lợn đen bản địa được nuôi nhiều ở các khu vực vùng cao trên địa bàn tỉnh. Ảnh chụp tại xã Thạch Yên (Cao Phong). Theo thống kê của ngành chức năng, hiện trên địa bàn tỉnh đang chăn nuôi khoảng 30 nghìn con lợn bản địa. Trong 22 giống lợn bản địa của Việt Nam được công bố, trên địa bàn tỉnh có 2 giống lợn, gồm lợn Mán và lợn Bản. Trong đó, lợn Mán được nuôi ở các huyện: Cao Phong, Kỳ Sơn cũ (nay là TP Hòa Bình), Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi. Giống lợn này có tầm vóc nhỏ, mặt nhỏ, mõm dài, thân hình thanh săn, mình ngắn, tai nhỏ, dựng đứng, lưng thẳng hoặc hơi võng. Lợn Bản phân bố ở các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc. Hai giống lợn nói trên đều có lông và da màu đen hoặc đen tuyền, chăn nuôi theo hướng thịt lợn đặc sản. "Lợn ăn lá khoai, nhai cây chuối” hút khách dịp Tết Nhiều năm qua, các giống lợn Mán, lợn Bản được nuôi nhiều ở các địa phương, nhất là khu vực vùng cao, nơi có lợi thế về bãi chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên. Mấy năm gần đây, chăn nuôi lợn bản địa đã có những bước tiến với sự ra đời của các hợp tác xã (HTX). Như ở huyện Mai Châu, năm 2018, HTX chăn nuôi lợn đen Mường Pa được thành lập tại xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu). Được biết, bà con người Thái ở Mường Pa đã duy trì chăn nuôi lợn đen bản địa qua nhiều thế hệ nên lưu giữ được nguồn gen lợn quý. Từ xưa, bà con người Thái lên rừng, lên nương gùi lá dướng, lá khoai môn, thân cây chuối về trộn với sắn, ngô cùng nước suối Xia để nấu cám cho lợn ăn. Nhờ đó thịt lợn đen Mường Pa thơm ngon, mỡ và bì giòn, không ngấy. Bà con nơi đây vẫn lưu truyền bí quyết nuôi lợn đen qua câu đúc kết: "Lợn đen Mường Pa ăn lá khoai, nhai cây chuối, cuối tháng bán tạ tư”. Với sự thành lập của HTX, nghề nuôi lợn đen ở Mường Pa phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo chia sẻ của ông Hà Thế Nhiên, Giám đốc HTX: Khi mới thành lập, HTX có 7 thành viên, đến nay tăng lên 17 thành viên và liên kết với gần 150 hộ vệ tinh tại các xã: Cun Pheo, Xăm Khòe, Bao La (Mai Châu). Mỗi năm, HTX đã cung cấp ra thị trường trên 50 tấn lợn thương phẩm. Với đầu ra và giá bán ổn định, nuôi lợn đen mang lại thu nhập bình quân cho thành viên chính thức khoảng 30 triệu đồng/tháng/hộ, hộ vệ tinh đạt khoảng 15 triệu đồng/tháng/hộ. Với hiệu quả kinh tế cao, nuôi lợn bản địa được chú trọng mở rộng ở một số huyện, trong đó có huyện Đà Bắc. Giống lợn Mán được nuôi phổ biến ở huyện vùng cao này. Đây là giống lợn có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, mỗi con lợn nuôi phải 1 năm hoặc 2 - 3 năm mới xuất bán nên thịt chắc, thơm ngon. Do đó giá thành của những con lợn này khá cao, chủ yếu được người dân bán cho thương lái vào mỗi dịp lễ, Tết. Nâng cao giá trị giống lợn bản địa Để phát triển chăn nuôi lợn bản địa, khâu bảo tồn nguồn gen rất quan trọng. Đối với lợn đen Đà Bắc, trong giai đoạn 2015 - 2020, UBND tỉnh đã phối hợp Bộ NN&PTNT triển khai dự án "Thành lập ngân hàng gen đông lạnh các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học” tại 6 xã. Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, lợn đen Đà Bắc là giống lợn nội, được nuôi dưỡng lâu đời theo hình thức thả rông. Giống lợn này có giá trị kinh tế cao nhưng trước đây, việc nuôi giống lợn này mang tính tự cung, tự cấp, chưa trở thành hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thông qua dự án trên đã có 6 tổ hợp tác và 1 HTX chăn nuôi lợn bản địa được thành lập. Chăn nuôi lợn bản địa có những bước phát triển mới trên địa bàn huyện Đà Bắc. Mới đây, sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh của HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh, xã Tân Minh (Đà Bắc) đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện. Chị Hà Thị Tâm, Giám đốc HTX cho biết: Sau khi con giống được chọn lọc kỹ lưỡng, đủ tiêu chuẩn được nuôi thành lợn thương phẩm. Trung bình mỗi lứa lợn nuôi từ 7 tháng - 1 năm, thức ăn chủ yếu là cây chuối trộn với ngô, sắn nấu thành cám. Vì vậy, thịt lợn bản địa có mùi thơm, ngậy nhưng không béo. Ngoài 17 thành viên chính thức, HTX đã liên kết với hàng chục hộ dân để đảm bảo nguồn cung cấp cho thị trường, nhất là trong dịp Tết. Trước những tiềm năng phát triển của chăn nuôi lợn bản địa, cuối tháng 10/2022, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, xây dựng liên kết ngành hàng lợn bản địa. Theo thống kê, toàn tỉnh có 14 HTX chăn nuôi sản phẩm lợn bản địa với quy mô 4.500 con/năm. Dự kiến năm 2023, quy mô 5.500 - 6.000 con. Tại hội nghị này, Các HTX chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tỉnh đã thống nhất thành lập Liên hiệp HTX lợn bản địa Hòa Bình. Qua đó tạo thành chuỗi liên kết phát triển bền vững mô hình chăn nuôi lợn bản địa. Liên hiệp HTX lợn bản địa Hòa Bình sẽ liên kết với Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam để mở rộng, xây dựng, bảo vệ thị trường. Viết Đào

Giống lợn đen bản địa được nuôi nhiều ở các khu vực vùng cao trên địa bàn tỉnh. Ảnh chụp tại xã Thạch Yên (Cao Phong). Theo thống kê của ngành chức năng, hiện trên địa bàn tỉnh đang chăn nuôi khoảng 30 nghìn con lợn bản địa. Trong 22 giống lợn bản địa của Việt Nam được công bố, trên địa bàn tỉnh có 2 giống lợn, gồm lợn Mán và lợn Bản. Trong đó, lợn Mán được nuôi ở các huyện: Cao Phong, Kỳ Sơn cũ (nay là TP Hòa Bình), Tân Lạc, Đà Bắc, Kim Bôi. Giống lợn này có tầm vóc nhỏ, mặt nhỏ, mõm dài, thân hình thanh săn, mình ngắn, tai nhỏ, dựng đứng, lưng thẳng hoặc hơi võng. Lợn Bản phân bố ở các huyện: Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu, Đà Bắc. Hai giống lợn nói trên đều có lông và da màu đen hoặc đen tuyền, chăn nuôi theo hướng thịt lợn đặc sản. "Lợn ăn lá khoai, nhai cây chuối” hút khách dịp Tết Nhiều năm qua, các giống lợn Mán, lợn Bản được nuôi nhiều ở các địa phương, nhất là khu vực vùng cao, nơi có lợi thế về bãi chăn thả và nguồn thức ăn tự nhiên. Mấy năm gần đây, chăn nuôi lợn bản địa đã có những bước tiến với sự ra đời của các hợp tác xã (HTX). Như ở huyện Mai Châu, năm 2018, HTX chăn nuôi lợn đen Mường Pa được thành lập tại xóm Báo, xã Bao La (Mai Châu). Được biết, bà con người Thái ở Mường Pa đã duy trì chăn nuôi lợn đen bản địa qua nhiều thế hệ nên lưu giữ được nguồn gen lợn quý. Từ xưa, bà con người Thái lên rừng, lên nương gùi lá dướng, lá khoai môn, thân cây chuối về trộn với sắn, ngô cùng nước suối Xia để nấu cám cho lợn ăn. Nhờ đó thịt lợn đen Mường Pa thơm ngon, mỡ và bì giòn, không ngấy. Bà con nơi đây vẫn lưu truyền bí quyết nuôi lợn đen qua câu đúc kết: "Lợn đen Mường Pa ăn lá khoai, nhai cây chuối, cuối tháng bán tạ tư”. Với sự thành lập của HTX, nghề nuôi lợn đen ở Mường Pa phát triển nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo chia sẻ của ông Hà Thế Nhiên, Giám đốc HTX: Khi mới thành lập, HTX có 7 thành viên, đến nay tăng lên 17 thành viên và liên kết với gần 150 hộ vệ tinh tại các xã: Cun Pheo, Xăm Khòe, Bao La (Mai Châu). Mỗi năm, HTX đã cung cấp ra thị trường trên 50 tấn lợn thương phẩm. Với đầu ra và giá bán ổn định, nuôi lợn đen mang lại thu nhập bình quân cho thành viên chính thức khoảng 30 triệu đồng/tháng/hộ, hộ vệ tinh đạt khoảng 15 triệu đồng/tháng/hộ. Với hiệu quả kinh tế cao, nuôi lợn bản địa được chú trọng mở rộng ở một số huyện, trong đó có huyện Đà Bắc. Giống lợn Mán được nuôi phổ biến ở huyện vùng cao này. Đây là giống lợn có tầm vóc nhỏ, sinh trưởng chậm, mỗi con lợn nuôi phải 1 năm hoặc 2 - 3 năm mới xuất bán nên thịt chắc, thơm ngon. Do đó giá thành của những con lợn này khá cao, chủ yếu được người dân bán cho thương lái vào mỗi dịp lễ, Tết. Nâng cao giá trị giống lợn bản địa Để phát triển chăn nuôi lợn bản địa, khâu bảo tồn nguồn gen rất quan trọng. Đối với lợn đen Đà Bắc, trong giai đoạn 2015 - 2020, UBND tỉnh đã phối hợp Bộ NN&PTNT triển khai dự án "Thành lập ngân hàng gen đông lạnh các giống lợn bản địa Việt Nam và phát triển hệ thống chăn nuôi lợn bền vững để bảo vệ đa dạng sinh học” tại 6 xã. Theo Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh, lợn đen Đà Bắc là giống lợn nội, được nuôi dưỡng lâu đời theo hình thức thả rông. Giống lợn này có giá trị kinh tế cao nhưng trước đây, việc nuôi giống lợn này mang tính tự cung, tự cấp, chưa trở thành hàng hóa đem lại hiệu quả kinh tế cao. Thông qua dự án trên đã có 6 tổ hợp tác và 1 HTX chăn nuôi lợn bản địa được thành lập. Chăn nuôi lợn bản địa có những bước phát triển mới trên địa bàn huyện Đà Bắc. Mới đây, sản phẩm thịt lợn bản địa Tân Minh của HTX đa ngành nghề Tâm Cương Tân Minh, xã Tân Minh (Đà Bắc) đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện. Chị Hà Thị Tâm, Giám đốc HTX cho biết: Sau khi con giống được chọn lọc kỹ lưỡng, đủ tiêu chuẩn được nuôi thành lợn thương phẩm. Trung bình mỗi lứa lợn nuôi từ 7 tháng - 1 năm, thức ăn chủ yếu là cây chuối trộn với ngô, sắn nấu thành cám. Vì vậy, thịt lợn bản địa có mùi thơm, ngậy nhưng không béo. Ngoài 17 thành viên chính thức, HTX đã liên kết với hàng chục hộ dân để đảm bảo nguồn cung cấp cho thị trường, nhất là trong dịp Tết. Trước những tiềm năng phát triển của chăn nuôi lợn bản địa, cuối tháng 10/2022, Liên minh HTX tỉnh đã tổ chức hội nghị kết nối cung cầu, xây dựng liên kết ngành hàng lợn bản địa. Theo thống kê, toàn tỉnh có 14 HTX chăn nuôi sản phẩm lợn bản địa với quy mô 4.500 con/năm. Dự kiến năm 2023, quy mô 5.500 - 6.000 con. Tại hội nghị này, Các HTX chăn nuôi lợn bản địa trên địa bàn tỉnh đã thống nhất thành lập Liên hiệp HTX lợn bản địa Hòa Bình. Qua đó tạo thành chuỗi liên kết phát triển bền vững mô hình chăn nuôi lợn bản địa. Liên hiệp HTX lợn bản địa Hòa Bình sẽ liên kết với Liên hiệp HTX tiêu dùng Việt Nam để mở rộng, xây dựng, bảo vệ thị trường. Viết Đào

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/12/174187/suc-hut-lon-an-la-khoai,-nhai-cay-chuoi-dip-tet.htm