Sức mạnh của các nền tảng âm nhạc sẽ ngang ngửa với mạng xã hội

Mới đây, nền tảng sản xuất âm nhạc Bandlab đã đạt 30 triệu người dùng, mở ra một tương lai rộng lớn, lâu dài hơn cho không gian âm nhạc.

Nền tảng sản xuất âm nhạc Bandlab đã đạt 30 triệu người dùng.

Nền tảng sản xuất âm nhạc Bandlab đã đạt 30 triệu người dùng.

Mới đây, nền tảng sản xuất âm nhạc Bandlab đã đạt 30 triệu người dùng, mở ra một tương lai rộng lớn, lâu dài hơn cho không gian âm nhạc.

Nền tảng sản xuất âm nhạc Bandlab là sản phẩm của công ty BandLab Technologies, một công ty có trụ sở tại Singapore, điều hành một nền tảng âm nhạc xã hội, được gọi là BandLab, và cũng sở hữu nhiều thương hiệu liên quan đến âm nhạc như Harmony và Heritage Guitars; các nền tảng truyền thông Guitar.com, NME, Uncut và MusicTech.net; và nhà phân phối và bán lẻ nhạc cụ Swee Lee.

Không giống như hầu hết các công ty công cụ sáng tạo, Bandlab đã đặt mối quan tâm và đầu tư ngày càng tăng vào nền tảng của họ, xây dựng chính mình vừa như một nền tảng cho người sáng tạo và vừa như một mạng xã hội cho người hâm mộ. Mặc dù 30 triệu "người dùng" không hoàn toàn chỉ định là những "người dùng đang hoạt động", nhưng nó cho thấy tiềm năng của cộng đồng người hâm mộ, những người có niềm đam mê chung là sáng tạo.

Ngoài ra, với một cộng đồng đông đảo người dùng như vậy, nền tảng Bandlab và những nền tảng công cụ sáng tạo khác được cho là có tiềm năng trở thành mạng xã hội.

Sức mạnh của BandLab

BandLab Technologies có trụ sở tại Singapore - thuộc sở hữu của Meng Ru Kuok, con trai của tỷ phú dầu cọ Kuok Khoon Hong.

Theo Wikipedia, BandLab là một ứng dụng trực tuyến miễn phí để tạo nhạc và cộng tác với các nhạc sĩ khác. Nó hoạt động trong một trình duyệt hoặc với một ứng dụng độc lập. Bandlab bao gồm BandLab Album, một công cụ phân phối kỹ thuật số cho các nhạc sĩ, cho phép họ tạo nội dung độc quyền cho người nghe như các bản nhạc demo và video hậu trường. Công cụ này cũng bao gồm BandLab Live, một tính năng phát trực tiếp. Ứng dụng BandLab cho phép các nhạc sĩ cộng tác và chia sẻ những sáng tạo của họ, không bị gò bó bởi địa lý.

BandLab Technologies gần đây đã có những thương vụ thâu tóm lớn như ấn phẩm âm nhạc Uncut và NME (New Musical Express) trị giá 8,5 triệu bảng Anh (khoảng 11,2 triệu USD) vào tháng 5/2019.

Nhà điều hành Meng Ru Kuok lần đầu tiên mua 49% cổ phần công ty vào năm 2016 với giá báo cáo là 40 triệu USD.

Hiện tại, công ty không tính phí các nội dung truyền thông trực tuyến của mình hoặc phí sử dụng ứng dụng BandLab. Nền tảng cũng sẽ không động chạm đến số tiền mà các nghệ sĩ kiếm được trên đó từ các album BandLab mới ra mắt gần đây. Thay vào đó, mô hình kinh doanh tại Bandlab Technologies đang tập trung nhiều vào hoạt động kinh doanh bán lẻ của mình. Chuỗi âm nhạc Swee Lee là thương vụ mua lại đầu tiên của Meng Ru Kuok vào năm 2012. Một nguồn doanh thu khác là quảng cáo trên các tài sản truyền thông của nó.

Nhưng Bandlab Technologies tuyên bố đang làm việc với một tầm nhìn lớn hơn - một tầm nhìn mà ở đó các thương hiệu và dịch vụ liên kết âm nhạc khác nhau của họ sẽ cung cấp sức mạnh cho một hệ sinh thái thống nhất.

Bandlab trên Apple Watch.

Hệ sinh thái âm nhạc sẽ trở nên rất quan trọng

Bandlab đang xây dựng một nền tảng công cụ dành cho người sáng tạo end-to-end, kết hợp DAW (phần mềm tạo nhạc), âm thanh, phân phối và khán giả. Cuộc chơi trong hệ sinh thái này sẽ trở nên rộng rãi hơn khi các nhà đầu tư kết hợp nhiều công ty công cụ dành cho người sáng tạo để xây dựng các thực thể kết hợp duy nhất, chẳng hạn như khoản đầu tư của Francisco Partners vào Native Instruments và iZotope. Mức độ tham gia sâu rộng của người hâm mộ sẽ trở thành chiến trường quan trọng mà các công ty công cụ nền tảng sáng tạo phải cạnh tranh.

Các nền tảng công cụ sáng tạo sẽ phải xây dựng cơ chế thu hút người hâm mộ, và đó trở thành một đặc điểm xác định tương lai của ngành kinh doanh âm nhạc. Điều quan trọng hơn nữa là cộng đồng người hâm mộ sẽ mở ra nguồn thu nhập mới cho các nghệ sĩ. Các sản phẩm như gói đăng ký thuê bao và hàng hóa ảo sẽ là những dịch vụ đảm bảo hầu hết người sáng tạo sẽ kiếm được nhiều tiền hơn từ các cộng đồng của họ so với khả năng phát trực tuyến.

Thương hiệu nghệ sĩ bị lép vế

Người sáng lập Bandlab, Meng Ru Kuok.

Người sáng lập Bandlab, Meng Ru Kuok.

Theo Blog về âm nhạc Music Industry Blog, thị trường phát nhạc trực tuyến đang khiến các nghệ sĩ gặp vấn đề về thương hiệu của họ, khiến hồ sơ của nghệ sĩ bị xếp xuống hàng dưới. Bởi vì, nếu phát trực tuyến là một máy tính, nghệ sĩ sẽ là chip xử lý, bên trong là Intel. Không có dấu hiệu nào cho thấy tình hình sẽ sớm thay đổi theo hướng có ý nghĩa, vì vậy các nghệ sĩ cần phải tìm đến những nơi khác để họ có thể xây dựng hồ sơ và mối quan hệ với người hâm mộ. Một giải pháp là đưa người hâm mộ đến gần hơn với quá trình sáng tạo. Ngày càng nhiều nghệ sĩ đã viết và sản xuất video trên Twitch, và họ biết rằng người hâm mộ quan tâm mạnh mẽ đến những chủ đề nào.

Trước đây, phần mềm và phần cứng để sản xuất âm nhạc theo truyền thống tương đối phức tạp, vì vậy không gian dành cho người hâm mộ không được xây dựng xung quanh những công cụ sáng tạo này. Tuy nhiên, quá trình tạo ra âm nhạc đang trải qua một cuộc cách mạng về trải nghiệm người dùng, với thiết kế trực quan, thanh lịch được ưu tiên. Tư duy lấy người dùng làm trung tâm có nghĩa là thế hệ mới của các sản phẩm công cụ dành cho người sáng tạo đã có sự thân thiện với người tiêu dùng hơn và nhiều sản phẩm cũng đã có các công cụ cộng đồng người sáng tạo mạnh mẽ.

Hoàng Lan

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/chuyen-doi-so/xa-hoi-so/suc-manh-cua-cac-nen-tang-am-nhac-se-ngang-ngua-voi-mang-xa-hoi/20210402030941553