Sức mạnh của kị binh đế chế Ottoman

Các kị binh của Porte, còn được gọi là sipahi hoặc Alti Boluk Halki (Binh sĩ của Sáu trung đoàn), có uy tín hơn nhưng số lượng lại ít hơn.

Hệ thống tài trợ quân sự này dựa trên nguyên tắc cơ bản của Đế quốc Ottoman: đất đai thuộc về nhà nước, nhưng các cá nhân được chính quyền trung ương cấp quyền sử dụng đất nhằm đổi lấy những dịch vụ được cung cấp.

Về lý thuyết, thể chế này được Porte trao cho những người lính đã thể hiện xuất sắc trong chiến trận. Sĩ quan cấp cao hoặc Thống đốc tỉnh đề xuất một người và lập một bản chứng thực nếu được Porte chấp thuận: tên của người này được ghi vào sổ đăng ký, cùng với số tiền tài trợ.

Một người con trai chỉ có thể thừa kế khoản tài trợ quân sự của cha mình dưới sự cho phép của chính quyền, chỉ khi anh ta thuộc tầng lớp quân nhân hay là một trong những nô lệ (kul) của Quốc vương. Nhưng ít nhất là trong thời kỳ đầu, việc thừa kế như vậy không xảy ra một cách tự động và cũng không thể tạo ra một giai cấp đặc quyền hoặc tầng lớp quý tộc phôi thai theo cách này.

Khoản tài trợ quân sự cũng có thể bị thu hồi nếu người nhận tài trợ không hoàn thành nghĩa vụ phụng sự, không trình diện khi quân đội được huy động hoặc nếu anh ta phạm tội phản quốc, đào ngũ hoặc các lỗi nhẹ như phạm tội hình sự, vô đạo đức hoặc đối xử tệ bạc với nông dân (reaya) của mình. Nói cách khác, khoản tài trợ vốn không thuộc về anh ta - anh ta luôn phải chứng minh mình xứng đáng với nó.

 Bức tranh của Józef Brandt mô tả quân lính Ottoman sipahis thế kỷ 16-17 trong trận chiến tại Vienna. Nguồn ảnh: Wikicommons.

Bức tranh của Józef Brandt mô tả quân lính Ottoman sipahis thế kỷ 16-17 trong trận chiến tại Vienna. Nguồn ảnh: Wikicommons.

Các kị binh của Porte, còn được gọi là sipahi hoặc Alti Boluk Halki (Binh sĩ của Sáu trung đoàn), có uy tín hơn nhưng số lượng lại ít hơn. Ở cấp bậc đầu tiên là sipahi hoặc sipahioǧlan, nơi những chàng trai trẻ được thể chế devşirme đồng tuyển chọn, những người được coi là phù hợp với cuộc sống quân đội hơn là hành chính dân sự (mặc dù điều này không hề ngăn cản họ đạt được cấp bậc cao trong quân đội hoặc chính phủ).

Tiếp theo là silahdar, người gánh trách nhiệm bảo vệ Quốc vương trong trận chiến cùng sipahioǧlan. Hai sư đoàn khác, đều được chia thành các khu bên trái và bên phải, ulufeci và gureba (người nước ngoài phục vụ người Ottoman), đóng quân ở ngoại ô Constantinople và các thị trấn khác. Mỗi đơn vị có một tướng lĩnh gánh trọng trách. Ngược lại với kị binh cấp tỉnh nhận tài trợ, lính cưỡi ngựa của Porte nhận được mức lương cố định. Vào thời Suleiman, có khoảng 15.000 người trong số họ được trang bị cung tên, loan đao, thương và rìu chiến.

Nhiều hơn đó - 30.000 người trong thời bình - là akinci, những kị binh đóng quân gần biên giới ở châu Âu. Trong thời chiến, họ thường được đồng hành với những nhà viễn chinh tham lam thích cướp bóc hoặc đôi khi là những người muốn lập chiến công nổi bật nào đó để thu hút sự chú ý của tướng lĩnh và còn được coi là những người lính bình thường hoặc thậm chí nhận được cả một khoản tài trợ quân sự.

Họ sống nhờ chiến lợi phẩm từ các cuộc đột kích vào lãnh thổ kẻ thù hoặc bằng thuế mà họ trực tiếp thu về. Binh sĩ hạng nhẹ không chính quy (azab) khoảng 12.000 người trong thời bình, nhiều gấp ba lần trong thời chiến - đã giúp bảo vệ các pháo đài hoặc phục vụ trong hải quân; họ cũng phải nhập ngũ và được trả lương.

Derbentçi cũng là quân đội địa phương, chịu trách nhiệm canh gác các con đường và pháo đài, bảo vệ các đoàn lữ hành và duy trì những cây cầu. Họ lần lượt được chia thành các đơn vị gồm 25-30 người và được trả lương thông qua đất cấp hoặc miễn thuế. Họ còn được gọi là martolos ở châu Âu, hỗ trợ bảo vệ các pháo đài dọc sông Danube và ở Hungary khi Suleiman chinh phục khu vực này.

Để chống lại một lực lượng đáng gờm như vậy, những người theo đạo Cơ đốc thời điểm đó chỉ có quân đội được trả lương thấp và trang bị kém. Lính Đức không còn hào hứng chiến đấu ở Hungary, nơi có rượu dở và bánh mì thì có vị như phấn.

Vua Lewis của Hungary và Vua Ferdinand của Habsburg vô cùng sợ hãi và lo sợ điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Họ liên tục gửi tin nhắn tới Charles V, cầu xin ông xây dựng hòa bình ở sườn phía Tây của mình và giúp đỡ các nước Đông và Trung Âu, đặc biệt là Hungary.

Nhưng trước hết, hoàng đế muốn giải quyết xong chuyện với Francis và áp đặt cho ông ta những điều khoản hòa bình. Chỉ sau đó, ông mới quay sang Hungary; vào lúc này, Italy và các tranh chấp tôn giáo quan trọng hơn nhiều so với khu vực xung quanh sông Danube.

Như thể Charles nghĩ Suleiman không có khả năng thực hiện một cuộc viễn chinh dài ngày cách xa căn cứ thân thuộc của mình vậy. Ông không hoàn toàn nhầm lẫn, nhưng chính anh trai ông là Ferdinand và Lewis mới là những người nhìn thấy thực tế rõ hơn: nếu ông không đến để giúp đỡ họ, thì vương quốc của họ sẽ diệt vong.

André Clot/Bách Việt Books-NXB Dân Trí

Nguồn Znews: https://znews.vn/suc-manh-cua-ki-binh-de-che-ottoman-post1570561.html