Đoàn kết vì hòa bình và phát triển

Thông điệp nhân dịp năm mới 2024 của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres nhấn mạnh tầm quan trọng của đoàn kết hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình và phát triển bền vững. Nhìn lại một năm qua với đầy rẫy xung đột, khủng hoảng nhân đạo, thảm họa khí hậu..., có thể thấy giải pháp cốt lõi cho mọi thách thức toàn cầu vẫn là sự hợp tác, đồng thuận và tinh thần trách nhiệm của toàn cộng đồng.

Dòng chảy thương mại toàn cầu bị đe dọa

Tình hình khu vực Trung Ðông gia tăng căng thẳng sau khi lực lượng nổi dậy Houthi ở Yemen tấn công tàu thương mại đi qua Biển Ðỏ. Mối đe dọa an ninh từ Houthi khiến Mỹ cùng với các nước đối tác phải thành lập liên minh an ninh gồm 10 quốc gia để bảo vệ các tàu thương mại, trong bối cảnh các cuộc tấn công 'chưa từng có' của lực lượng Houthi nhằm vào hoạt động hàng hải quốc tế ở Biển Ðỏ đang đe dọa dòng chảy thương mại toàn cầu.

Liên đoàn Arab kêu gọi chấm dứt tấn công Gaza

Sau cuộc họp bất thường của Liên đoàn Arab (AL) ở Cairo (Ai Cập) ngày 11/10, Bộ trưởng Ngoại giao các quốc gia Arab đã kêu gọi Israel chấm dứt ngay lập tức cuộc tấn công vào Gaza và ngừng bao vây dải đất này. Bộ trưởng Ngoại giao Ai Cập Sameh Shoukry nhận định, xung đột Israel-Hamas đã bước vào một giai đoạn mới, tác động đến cả hai dân tộc và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực.

Trụ cột để giải quyết thách thức

Mô hình hợp tác với Tunisia, đối tác ngoài Liên minh châu Âu (EU), để quản lý dòng người di cư nhận được sự hoan nghênh của các quốc gia thành viên trong khối. Dù còn nhiều khác biệt trong cách tiếp cận, song các thành viên EU cùng nhìn nhận sự hợp tác với các nước bên ngoài là trụ cột quan trọng để giải quyết thách thức dai dẳng với Liên minh Cờ xanh.

Gia tăng số vụ đắm thuyền chở người di cư

Ngày 24/4, Lực lượng bảo vệ bờ biển Italia cho biết, hơn 20 người di cư có thể đã thiệt mạng trong 3 vụ đắm thuyền xảy ra ngoài khơi nước này chỉ trong 24 giờ. Trong khi đó, những người sống sót trên một thuyền chở người di cư chìm trong khu vực tìm kiếm và cứu nạn của Malta cũng cho biết, khoảng 20 người trên thuyền đã mất tích.

Rau mùi: gia vị & làm thuốc

Rau mùi dùng làm gia vị và thuốc. Cây thu hoạch vào mùa xuân và hè, dùng tươi hay phơi khô. Quả chín thu hái vào mùa hạ, sấy khô.

Thực trạng di cư đáng lo ngại

Theo báo cáo mới được Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) công bố, tính từ năm 2014 đến nay, số người di cư trên toàn thế giới thiệt mạng trong hành trình tìm kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn đã vượt 50.000 người. Cột mốc đáng buồn mới nhắc nhở về cuộc khủng hoảng toàn cầu chưa hạ nhiệt và hành động để ngăn chặn vẫn chưa đủ.

Châu Âu trước áp lực di cư

Tình trạng căng thẳng hiện nay của làn sóng di cư ở châu Âu gợi nhớ đến cuộc khủng hoảng tồi tệ từng làm chao đảo Lục địa già hồi năm 2015. Ðáng nói là, lạm phát, cuộc chiến năng lượng, xung đột tại Ukraine đang khiến vấn đề di cư không được quan tâm thỏa đáng, dù có thể khiến bất ổn kinh tế-xã hội tại châu Âu thêm trầm trọng.

Hệ lụy khôn lường từ các vụ cháy rừng

Mùa hè năm 2022, châu Âu đang phải trải qua đợt nắng nóng kỷ lục và các đám cháy rừng tàn phá khắp Ðịa Trung Hải. Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc ghi nhận, ở hầu hết các vùng đất, biến đổi khí hậu làm gia tăng tình trạng thời tiết cực đoan, khiến các đợt sóng nhiệt trở nên nghiêm trọng hơn và thường xuyên hơn.

Gánh nặng người tị nạn tại EU

Sau thời gian tạm lắng do đại dịch Covid-19, làn sóng người xin tị nạn ở các nước Liên hiệp châu Âu (EU) đã tăng trở lại. Tình trạng này làm gia tăng gánh nặng lên các quốc gia thành viên, đồng thời khiến bài toán phân bổ người tị nạn càng trở nên nan giải.

Số người chết khi di cư vào châu Âu tăng

Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết, con số người thiệt mạng trên các tuyến di cư trên biển vào châu Âu đã tăng gấp đôi vào năm 2021. Theo báo cáo UNHCR vừa công bố, hơn 3.000 người đã chết hoặc mất tích trong khi cố gắng vượt Ðịa Trung Hải và Ðại Tây Dương để đến châu Âu. UNHCR đồng thời kêu gọi bảo vệ và hỗ trợ người di cư, tị nạn.

Châu Âu ứng phó giá nhiên liệu tăng cao

Tân Hoa xã dẫn số liệu do Văn phòng Thống kê liên bang Ðức (Destatis) công bố ngày 11/4 cho thấy, giá xăng dầu ở Hà Lan, Ðan Mạch và Ðức tăng cao hơn bất kỳ quốc gia nào ở châu Âu.

Bài toán nan giải về vấn đề di cư bất hợp phápTin khácQuy định 37 về những điều đảng viên không được làm: Lăng kính để đảng viên tự soi, tự sưảTiêm nhắc lại mũi 3 vắc xin COVID-19: Đảm bảo an toàn, nhanh chóng, hiệu quả

Năm 2021, số lượng người di cư bất hợp pháp đã đến các nước Liên minh châu Âu (EU) lên gần 200.000 người, mức cao kỷ lục kể từ năm 2017. Với lượng người di cư tăng 57% so với năm 2020, vấn đề di cư bất hợp pháp vẫn là bài toán hóc búa mà các nước EU chưa tìm được lời giải.Năm 2021 tiếp tục là một năm đầy bi kịch đối với những người di cư cố gắng tìm đến 'miền đất hứa châu Âu' bằng đường biển. Các thảm kịch như chìm xuồng, đắm thuyền… không còn xa lạ trên những vùng biển châu Âu.