Trong xã hội phong kiến, sự phân biệt nam nữ luôn rất rõ ràng, điều này không chỉ xảy ra với những gia đình bình thường, mà đặc biệt đúng với những gia đình hoàng tộc có quyền thừa kế ngai vàng.
Mặc dù Võ Tắc Thiên là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc nhưng bà không mặc long bào khi chôn cất. Thay vào đó, Vinh Hiến công chúa là mỹ nhân duy nhất mặc long bào khi mai táng.
Đây có lẽ là vị Công chúa tốt số nhất thời cổ đại khi được vua cha cực kỳ yêu chiều, thậm chí còn phá lệ ban cho nàng một tấm long bào hộ thân.
Long bào là trang phục dành riêng cho Hoàng đế, tượng trưng cho sự uy nghiêm và quyền lực của người đứng đầu đất nước. Tuy nhiên có một Công chúa thời nhà Thanh sau khi chết được mặc long bào lúc chôn cất, điều này có một không hai trong lịch sử Trung Quốc. Đó chính là Công chúa Vinh Hiến.
Vào những năm 1970, các chuyên gia khảo cổ Trung Quốc khai quật được một cỗ quan tài ở Nội Mông, Trung Quốc. Bên trong quan tài có một thi hài nữ mặc long bào, da dẻ còn đàn hồi vẹn nguyên khó tin.
Thi hài này hóa ra còn có thân phận rất đặc biệt.
Rất nhiều nàng Cách cách đã phải sống trong ấm ức, sầu muộn đến mức chết yểu. Những người sống đến tuổi trưởng thành thì cũng chẳng khá hơn.