Mưa dông gây thiệt hại nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 31-7, báo cáo từ Ban Chỉ huy ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và phòng thủ dân sự các tỉnh: An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2 khiến nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng, nhiều nhà dân bị tốc mái, sập, một số tuyến đường biến thành sông gây thiệt hại nhiều về tài sản và cả tính mạng người dân.

An Giang, Kiên Giang: Mưa gió lớn làm sạt lở đất, nhà tốc mái, 13 người bị thương

Do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 2, kết hợp với gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh, tại 2 tỉnh An Giang và Kiên Giang trong nhiều ngày qua liên tục có mưa lớn kèm theo dông, lốc khiến hàng chục nhà dân bị sập, tốc mái, thiệt hại mùa màng.

Mưa lớn, dông lốc và sạt lở làm 1 người chết, 10 người bị thương

Mưa lớn kèm theo dông lốc, sạt lở xảy ra từ ngày 27-30/7 đã làm 1 người chết (ở Bạc Liêu) và 10 người bị thương (Bà Rịa-Vũng Tàu 2, Kiên Giang 5, Bạc Liêu 2, Cà Mau 1).

Mưa lớn kèm dông lốc, sạt lở ở nhiều địa phương làm 11 người thương vong

Theo Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và phóng viên TTXVN tại các địa phương, mưa lớn kèm theo dông lốc, sạt lở xảy ra từ ngày 27-30/7 đã làm 1 người chết tại ấp Vĩnh Thạnh, xã Lộc Ninh, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu (do bị vách tường nhà đổ đè vào người), 10 người bị thương (Bà Rịa - Vũng Tàu 2, Kiên Giang 5, Bạc Liêu 2, Cà Mau 1); 268 nhà bị sập và tốc mái (Cà Mau 170 nhà, An Giang 9 nhà, Bà Rịa - Vũng Tàu 89 nhà); 657 ha lúa và hoa màu bị thiệt hại (Bình Thuận, Kiên Giang, An Giang); 210m đường giao thông nông thôn, 6m bờ kè, 160m tường rào và 20 cây điều bị ngã đổ (Bình Thuận). Riêng tỉnh Cà Mau, thiên tai xảy ra gây thiệt hại 7,4 tỷ đồng.

Lũ quét gây sạt lở, thiệt hại nhà cửa và hoa màu ở An Giang

Ngay từ rạng sáng 30-7, trên địa bàn huyện Tri Tôn xảy mưa lớn và kéo dài nhiều giờ đã tạo thành lũ quét gây sạt lở, cuối trôi nhiều đồ đạc, nhà cửa và gây thiệt hại hoa màu của người dân.

Mưa lũ gây thiệt hại nhiều nhà cửa và lúa ở An Giang

Mưa lớn xuất hiện từ rạng sáng 30/7, kéo dài nhiều giờ đồng hồ khiến lũ cục bộ tại khu vực Ô Tà Sóc dưới chân núi Dài ở huyện Tri Tôn, làm thiệt hại nhiều nhà cửa và lúa, rau màu của người dân.

Lũ núi kèm mưa lớn có giông tại Ô Tà Sóc

Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, ngày 30/7, cơn mưa lớn kéo dài nhiều giờ đồng hồ đã làm xuất hiện lũ núi cục bộ tại khu vực Ô Tà Sóc, dưới chân núi Dài (đoạn thuộc xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân.