Đi lễ, xin lộc đầu năm cần lưu ý điều gì?

Một số lễ hội đầu xuân diễn ra cảnh chen lấn, tranh giành để nhận những đồ vật được cho là may mắn. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.Đi lễ đầu năm như một nét văn hóa được hình thành từ lâu đời của người dân Việt Nam, từ đó phát sinh khái niệm phát lộc, xin lộc, theo ông chúng ta cần ứng xử như thế nào cho phù hợp?Trước đây, vào đêm 30 Tết, có tục đi hái lộc và gánh nước tiên về nhà. Lộc thì hái những lộc non của các loài cây có tên mà đồng nghĩa với may mắn như sung (sung sướng), đa (đa lộc, đa tài, đa thọ…), đào (đỏ là may mắn). Không ai hái lộc si (ngu ngốc), lộc chuối (trượt vỏ chuối)… Việc đó là mong muốn năm sau sẽ có nhiều lộc về nhà mình. Có người cho rằng làm vậy là phá hoại môi trường. Vấn đề là ở ý thức con người và hoàn cảnh thực tế. Các miền quê thì hàng năm phải cắt bớt cành đi kẻo nó sum suê quá, ảnh hưởng đến đất canh tác. Một nhành lộc về nhà không ảnh hưởng gì cả.Còn ngày mùng 1 có tục mừng tuổi cho người già và trẻ em. Có nhiều cách gọi tục này tùy từng vùng như 'mở hàng', 'phát vốn' (mong năm mới buôn may bán đắt hoặc làm ăn thuận lợi), lì xì (tức 'lợi thị' là tiền lãi do bán buôn mà có, mong tiếp tục may mắn vì 'lộc bất tận hưởng').Ngày giỗ hoặc ngày Tết, cũng như cúng công đức ở đền chùa, đều có lộc mang về, đó là truyền thống vì lộc đó đã được tổ tiên, thần phật chứng giám cho lòng thành của mình và gia ân gia phúc. Bởi vậy, lộc mang ý nghĩa tín ngưỡng, ý nghĩa biểu tượng về tinh thần. Thực ra, lộc không thiếu vì người ta đã chuẩn bị cho tất cả. Ít nhiều đều là tinh thần cả, nhanh chậm cũng đến lượt mình.Những năm trước đây, một số lễ hội diễn ra cảnh 'cướp lộc' khiến nét văn hóa đi lễ đầu năm bị méo mó, gây thiện cảm xấu với người dân, ông đánh giá việc này như thế nào?Cuộc sống thì có người này người khác, vì lòng tham mà tranh giành lẫn nhau đến Thần Phật cũng ngao ngán. Từ đó mà si

Đi lễ, xin lộc đầu năm cần lưu ý điều gì?

Một số lễ hội đầu xuân diễn ra cảnh chen lấn, tranh giành để nhận những đồ vật được cho là may mắn. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với chuyên gia nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội về vấn đề này.