Nhiều năm trở lại đây, cây chanh leo là loại cây trồng thu nhập cao, ổn định của người dân vùng cao tỉnh Quảng Trị.
Lần đầu tiên, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị đã ứng dụng thành công mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong trồng lan hồ điệp trên đỉnh đèo Sa Mù.
Nắng nóng kéo dài gây tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng, Công ty Điện lực Quảng Trị đã và đang triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hành lang lưới điện trên nguyên tắc chủ động giảm tối đa nguy cơ hỏa hoạn và sự cố cho lưới điện cao áp.
Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã đưa vào thử nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao mang lại hiệu quả khả quan, không chỉ có giá trị, chất lượng sản phẩm cao mà còn khẳng định khả năng, trình độ tiếp nhận công nghệ của người sản xuất nông nghiệp tương đối tốt. Nhờ ứng dụng công nghệ cao mà các mô hình nông nghiệp theo hướng hiện đại này đã trồng thành công các giống cây trồng mới ngoài môi trường tự nhiên khó thực hiện được, nhất là các loại cây có xuất xứ từ xứ lạnh. Trạm Nghiên cứu, ứng dụng KH&CN Bắc Hướng Hóa thuộc Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và thông tin KH&CN, Sở Khoa học và Công nghệ đã sử dụng công nghệ cao trồng thử nghiệm thành công các giống cây trồng có giá trị kinh tế lớn như các loại hoa cao cấp, đông trùng hạ thảo…, trong đó có lan hồ điệp.
Với nhiều cảnh đẹp, hấp dẫn những người thích phiêu lưu khám phá, cùng sự hiếu khách và văn hóa đặc sắc của đồng bào Pa cô, Vân Kiều, thác Tà Puồng ở thôn Trăng Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện miền núi Hướng Hóa là một trong những điểm đến được khách du lịch lựa chọn hàng đầu khi đến Quảng Trị.