Để vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách trên chặng đường đấu tranh cách mạng, trí tuệ là vũ khí sắc bén, là sức mạnh tinh thần để Người đấu tranh không khoan nhượng trước kẻ thù, xây dựng và củng cố khối đoàn kết toàn dân tộc và mở rộng vòng tay kết nối với bầu bạn quốc tế.
Chúng ta không chỉ nhắc nhớ đến Chủ tịch Hồ Chí Minh với tấm lòng yêu nước, thương dân, suốt đời phấn đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, mà còn học ở Người một tấm gương đạo đức mẫu mực, một tình cảm gần gũi, gắn bó với thiên nhiên.
Quyền con người là một giá trị to lớn của nhân loại. Cống hiến lớn lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sự phát triển lý luận về quyền con người là ở chỗ: Người đã gắn kết hai chủ thể của quyền (quyền con người với tính cách là cá nhân và quyền con người với tính cách là dân tộc, quốc gia - dân tộc) vào trong khái niệm quyền con người. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về con người và giải phóng con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Cũng như các lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản: Các Mác, Ph.Ăng ghen, V.I Lênin..., Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói đấu tranh của báo chí. Ngay từ những năm đầu của thế kỷ XX, Người đã thấy rõ vai trò quan trọng của báo chí cách mạng. Suốt cuộc đời hoạt động của mình, Người đã dành nhiều thời gian, tâm huyết cho hoạt động báo chí, để báo chí góp phần quan trọng vào sự phát triển và thắng lợi của phong trào cách mạng.
Nhân dịp Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890-19/5/2022, cùng PLO nhìn lại những cột mốc đáng nhớ trong cuộc đời vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển tột bậc, nhất là ở Mỹ và các nước Tây Âu, nhiều phụ nữ (PN) và trẻ em phải làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, bị chủ tư bản bóc lột và trả lương rẻ mạt, đời sống vô cùng cực khổ, khó khăn. Căm phẫn trước sự áp bức đó, ngày 08/3/1899, tại 2 thành phố Chi-ca-gô và Niu-oóc (Mỹ), một cuộc đấu tranh mạnh mẽ của nữ công nhân ngành Dệt may đã nổ ra, đòi tăng lương, giảm giờ làm và cuối cùng buộc bọn chủ tư sản phải nhượng bộ.
Chứng kiến sự bóc lột, đày đọa nhân dân ta hết sức tàn bạo của thực dân Pháp; những điều tai nghe, mắt thấy về sự hy sinh xương máu to lớn của nhân dân ta nhưng không đạt mục đích giải phóng dân tộc ta khỏi ách nô lệ đã để lại trong tư tưởng Hồ Chí Minh những ấn tượng sâu sắc, những nguyên nhân thành bại, nung nấu lòng căm thù. 110 năm trước, Người rời quê hương, nếm mật nằm gai, tìm 'thế đi đứng của toàn dân tộc'.