Không chỉ có một tình yêu đặc biệt với chiêng Mường, Nghệ nhân Ưu tú Bùi Tiến Xô ở xóm 168, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) còn là người dành nhiều tâm huyết khơi ngọn lửa đam mê đối với nghệ thuật chiêng Mường trong đời sống cộng đồng.
'Hai ngày qua, khu vực tỉnh Ninh Bình có dông, mưa to đến rất to. Từ chiều tối và đêm nay (ngày 29/9) nhiều khu vực trong tỉnh vẫn có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông' - thông báo của Đài khí tượng thủy văn Ninh Bình.
Vào một ngày thu tháng 9, chúng tôi về xã An Bình (Lạc Thủy), được các đồng chí lãnh đạo xã đưa đến thăm di tích lịch sử Đài Phát thanh (ĐPT) Pathet Lào tại thôn Đồng Bầu. Di tích này là minh chứng và là sự khẳng định mối quan hệ thủy chung, trong sáng, tình đoàn kết, hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt - Lào.
Nói đến phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng của huyện Kim Bôi không thể không nhắc đến điểm sáng xã Vĩnh Tiến. Nơi đây có những hạt nhân tiêu biểu và nhiều năm liền giữ phong trào ở tốp đầu các đơn vị.
'Yêu cầu huyện Kim Bôi kích hoạt cao độ các biện pháp phòng, chống dịch (PCD) Covid-19. Trong tình hình hiện nay, cả hệ thống chính trị đều xác định công tác PCD là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nhất định phải triển khai quyết liệt các biện pháp, khẩn trương khoanh vùng, dập dịch, không để dịch lây lan' - đó là chỉ đạo của đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) PCD Covid-19 tỉnh khi kiểm tra công tác PCD Covid-19 tại huyện Kim Bôi.
Chiều 23/11, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh, Phó trưởng Ban chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch (PCD) Covid-19 tỉnh đã kiểm tra công tác PCD trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Xóm Đầm Rừng, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi) có tổng diện tích tự nhiên 115 ha, là nơi cư trú của 265 hộ với trên 1.130 nhân khẩu. Một phần diện tích nằm dọc theo đường 12B, vì thế xóm có khoảng 50 hộ sinh sống bằng nghề kinh doanh dịch vụ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Còn lại phần đa các hộ sống dựa vào nông nghiệp. Bởi xóm có địa bàn khá đặc biệt (nửa xóm, nửa phố) nên người dân Đầm Rừng khá năng động.
Chúng tôi trở lại thăm cô giáo Nguyễn Thị Hạnh Nguyên, giáo viên Trường Tiểu học xã Thạch Bình (Nho Quan) sau hơn 1 năm cô 'nổi như cồn' do liên tục lên sóng truyền hình, xuất hiện trên báo chí Trung ương và địa phương về việc làm cao đẹp khi tự nguyện nấu bữa ăn trưa miễn phí cho vài chục học trò nghèo xã Thạch Bình. Vẫn nụ cười tươi rói, giọng nói khàn khàn đặc trưng của riêng cô, vẫn nguyên vẹn tình yêu thương, chia sẻ với học trò nghèo, bằng việc năm học 2019-2020 mới này tiếp tục thực hiện bữa ăn trưa miễn phí cho mấy chục học trò nghèo, ở xa trường từ lớp 4 đến lớp 9, 'đội' thêm lên đến gần chục em học sinh nữa.
Dự án 'Nâng cao năng lực tự quản tại cộng đồng' do tổ chức Bánh mì cho thế giới (BfdW) triển khai thực hiện từ năm 2017 tại 4 xã: Nuông Dăm, Vĩnh Tiến, Bình Sơn, Cuối Hạ (Kim Bôi) với tổng nguồn vốn đầu tư trên 13 tỷ đồng. Dự án đã triển khai nhiều tiểu dự án nhằm hỗ trợ địa phương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập trên cùng một diện tích canh tác, giải quyết vấn đề việc làm, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Trong đó, mô hình sản xuất hữa cơ PGS là một trong những tiểu dự án thiết thực, hiệu quả.