Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước Việt Nam, người phụ nữ có vai trò to lớn và cũng luôn có những đóng góp lớn lao. Phụ nữ kiên cường, dũng cảm trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, họ là hậu phương vững chắc, là những người thông minh, lao động cần cù và sáng tạo, có vai trò đặc biệt quan trọng để gìn giữ bản sắc, tinh hoa văn hóa dân tộc. Họ còn là những người mẹ hiền, những người vợ đảm đang và trung hậu đã sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc.
Ngày 24/3, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức chương trình 'Ngày đoàn viên' năm 2024, với nhiều hoạt động ý nghĩa, trong đó trao quyết định thành lập 3 tổ chức Đoàn trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước.
'Ngày Đoàn viên' năm 2024 là một trong những hoạt động ý nghĩa của tuổi trẻ Thủ đô nhằm phát huy vai trò của Đoàn viên, thanh niên trong các hoạt động sáng tạo, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Sáng 24/3, tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm (Hà Nội), Thành đoàn Hà Nội tổ chức chuỗi hoạt động 'Ngày đoàn viên', thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên tham dự.
Từ ngày 26 đến 30-3, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm sẽ tổ chức Lễ hội Đền chùa Bà Tấm gắn với kỷ niệm 980 năm Ngày sinh Hoàng Thái hậu Ỷ Lan (1044-2024).
Khu di tích Đền Bà Tấm hay còn gọi là Đền Nguyên Phi Ỷ Lan được xây dựng từ cuối thế kỷ 11, thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Di tích Đền - Chùa Bà Tấm được xếp hạng Di tích lịch sử và nghệ thuật cấp quốc gia năm 1996. Ngày nay, di tích lịch sử này đang được chính quyền và nhân dân huyện Gia Lâm thực hiện là Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh 'kiểu mẫu'.
Mới đây, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) chủ trì phối hợp với UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội) tổ chức khảo sát, đánh giá tiềm năng du lịch huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Đôi sư tử đá - hiện vật gắn liền với di tích chùa-đền bà Tấm - là một biểu tượng đỉnh cao của kỹ thuật điêu khắc đá của vương triều nhà Lý, thể hiện bàn tay tài hoa và óc thẩm mỹ cao của nghệ nhân.
Thuộc trấn Kinh Bắc xưa, huyện Gia Lâm vốn là mảnh đất có bề dày văn hóa với 318 di tích, trong đó có những di tích nổi tiếng như: Đền Phù Đổng, đền Bà Tấm… Trong bốn năm qua, Gia Lâm đã đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng tôn tạo, kiểm kê hiện vật di tích. Hiện, huyện đang nỗ lực xây dựng các đề án phát triển du lịch trên cơ sở khai thác giá trị di sản của địa phương.
Thái hậu Ỷ Lan là một nhân vật đặc biệt trong lịch sử triều Lý. Từ thiếu nữ nơi thôn dã, khi cơ hội đến, bằng sắc đẹp và tài năng của mình, bà dần vươn lên giành ngôi cao tột bậc, trở thành Thái hậu. Với tài năng nhiếp chính, bà đã góp phần đưa đất nước Đại Việt đã có một vị trí đáng tự hào, làm nước lớn sợ, nước nhỏ mến phục...
Khám thờ gỗ sơn son thếp vàng vừa được công nhận là Bảo vật Quốc gia có niên đại từ thế kỷ XVI, là sản phẩm tiêu biểu của kỹ nghệ sơn thếp truyền thống thời Mạc. Bên cạnh đó, nó còn là tư liệu quý giá góp phần nghiên cứu về kiến trúc thời đại này, một thời đại với nhiều biến cố, chiến tranh loạn lạc.
Chùa Bà Tấm còn có tên gọi khác là Linh Nhân Tư Phúc tự thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm Hà Nội. Ngôi chùa cổ có từ thời Lý đang ẩn chứa trong lòng rất nhiều tư liệu, hiện vật lịch sử quý giá, mà điển hình là tượng đôi sư tử đá- dân gian còn gọi là tượng ông Sấm. Với kỹ thuật tạo tác đạt đến đỉnh cao nghệ thuật, lại là hiện vật độc bản vô giá, chính vì những lý do đó, tượng ông Sấm vừa chính thức được công nhận là Bảo vật Quốc gia.