Mô hình 'Con nuôi đồn Biên phòng', có lẽ chỉ nghe tên gọi thôi cũng đủ để hình dung về một việc làm đầy ý nghĩa. Mô hình này đã và đang được thực hiện tại các đồn Biên phòng và là một cách làm hay trong thực hiện công tác dân vận, gắn kết tình quân dân nơi biên cương xa xôi. Cũng từ mô hình này, giấc mơ đến trường theo học con chữ của nhiều trẻ em người dân tộc thiểu số mồ côi, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được thắp lên.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tiếp tục hiện đại hóa công tác biên phòng ở biên giới với 2 nội dung là trang bị camera để giám sát việc xâm nhập trái phép và cùng với các địa phương có chương trình kiên cố hóa các chốt, tạo điều kiện cho cán bộ, chiến sĩ biên phòng trực sẵn sàng chiến đấu.
Nhân dịp chuẩn bị đón Xuân Tân Sửu 2021, sáng nay (22/1), Thủ tướng đã tới thăm, làm việc, chúc Tết cán bộ, chiến sĩ cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP) và nói chuyện, trao đổi với các chiến sĩ BĐBP qua 11 điểm cầu trực tuyến. Thủ tướng đề nghị 2 việc: Trang bị camera để giám sát việc xâm nhập trái phép và có chương trình kiên cố hóa các chốt.
Sau đợt mưa lũ tàn phá nặng nề, thầy và trò Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học A Xan (xã A Xan, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam) gặp thêm nhiều khó khăn chồng chất. Bữa cơm của giáo viên và học sinh nhiều ngày liền chỉ có cá khô, trứng luộc, rau hoặc măng rừng khiến nhiều người ái ngại. Thế nhưng, thời tiết có khắc nghiệt, vật chất có thiếu thốn cũng không thể khuất phục được sự quyết tâm của những người gieo và tìm chữ nơi đây.
Trong đợt mưa lũ kéo dài vừa qua, quân và dân tại địa bàn huyện biên giới Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình và huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam phải gánh chịu rất nhiều thiệt hại. Chia sẻ khó khăn với các địa phương bị thiệt hại do mưa lũ, từ ngày 7 đến 9-11, Bộ Tư lệnh BĐBP và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam đã phối hợp tổ chức đoàn công tác thăm hỏi và tặng quà cán bộ, chiến sĩ và nhân dân đang công tác, sinh sống tại 2 địa phương này. Tình cảm, những món quà của đoàn công tác góp phần tiếp thêm niềm tin cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân biên giới vượt qua khó khăn.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam đã dốc toàn lực để giúp nhân dân vùng biên khắc phục hậu quả mưa bão, từng bước ổn định cuộc sống.
Ngày 9-11, đoàn công tác của Bộ Tư lệnh BĐBP và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam do Thiếu tướng Phùng Quốc Tuấn, Phó Chính ủy BĐBP và ông Lê Đức Thọ, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam chủ trì, đến thăm hỏi, động viên và tặng quà các thầy cô giáo, học sinh, nhân dân xã A Xan, huyện Tây Giang và 3 đồn Biên phòng trên tuyến biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Ở khu vực biên giới, BĐBP đã trở thành 'điểm tựa' của mỗi người dân khi gặp phải thiên tai (TT), địch họa. Nói vậy là bởi những chiến sĩ quân hàm xanh luôn có mặt đầu tiên, hỗ trợ, giúp đỡ người dân ứng phó với tai ương và khắc phục hậu quả. Những người lính Biên phòng cũng là niềm hy vọng cho rất nhiều người dân khi họ đã cận kề hiểm nguy.
Mưa bão liên tiếp và kéo dài nhiều ngày khiến cho một số trường học ở miền Trung bị ảnh hưởng nặng nề.
Quả đồi nằm ngay phía sau Đồn Biên phòng A Xan (huyện Tây Giang, Quảng Nam) bất ngờ bị sạt lở, một lượng đất đá lớn đã đổ xuống dãy nhà ở và hành lang của Đồn Biên phòng này khiến hơn 50 cán bộ, chiến sĩ phải di dời khẩn cấp.
Sạt lở đất từ taluy dương tràn xuống khiến nhiều mảng tường của các dãy nhà Đồn Biên phòng A Xan, huyện Tây Giang bị nứt nên đã triển khai sơ tán CBCS.
Hơn 50 cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng A Xan phải di dời khẩn cấp khi quả đồi sạt lở khiến hàng ngàn khối đất đá trút xuống dãy nhà ở và hành lang.
Trước tình hình mưa lũ phức tạp, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam đang dồn sức, tập trung lực lượng, phương tiện để ứng phó thiên tai và cứu trợ người dân.
Sáng 20/10, ông Lê Hoàng Linh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, địa phương đã tổ chức di dời 3 ngôi nhà dân ở xã A Xan bị sạt lở đất chôn vùi.
Những trường học ở vùng thấp trũng, sạt lở… đều đặt tiêu chí an toàn tính mạng cho HS và GV khi tổ chức các hoạt động dạy học. Hiệu trưởng được trao quyền chủ động phối hợp với chính quyền địa phương quyết định thời gian nghỉ học của HS tùy theo diễn biến của thời tiết.
Mưa lớn những ngày qua đã làm cho đất từ taluy dương của trường sạt lở nặng vùi lấp khu nội trú của học sinh.
Mùa mưa bão mới bắt đầu nhưng ngành GD-ĐT các tỉnh miền Trung đang chịu ảnh hưởng nặng nề khi lũ chồng lũ. Lãnh đạo các địa phương đã trao quyền chủ động cho hiệu trưởng quyết định cho HS nghỉ học và lên kế hoạch dạy bù để bảo đảm tiến độ chương trình.
Chiếc xe ôtô rẽ qua triền núi, tôi nhìn thấy mấy dãy nhà tầng phía sau cánh đồng ruộng lúa bậc thang, tạo nên thung lũng trung tâm xã A Xan tuyệt đẹp. Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư cho A Xan hàng trăm tỉ đồng, trở thành 'đòn gánh' của 4 xã biên giới huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Nhiều năm qua, công tác xây dựng Đảng, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng biên giới đặc biệt khó khăn là vấn đề thách thức của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chủ trương đưa cán bộ, đảng viên BĐBP về tăng cường tại các xã biên giới để củng cố tổ chức đảng và chính quyền địa phương đã đem lại nhiều kết quả trong hoạt động thực tiễn.
Xác định công tác dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, cấp bách; là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của hệ thống chính trị, những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến vấn đề dân tộc và công tác dân tộc. Nhân dịp Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc trong tình hình mới, bài viết nêu kết quả công tác xây dựng, thực thi pháp luật về dân tộc thiểu số (DTTS), miền núi tại Tây Nguyên những năm vừa qua.
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, cũng như không để cho người dân qua lại biên giới trái phép, những người lính của 3 Đồn Biên phòng: A Nông, A Xan và Ga Ry của tuyến biên giới huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam đã dựng lều, cắm chốt, thay nhau túc trực, tuần tra kiểm soát, giám sát biên giới 24/24 giờ.
Những ngày này, trên tuyến biên giới huyện Tây Giang (Quảng Nam), cán bộ, chiến sĩ 3 Đồn Biên phòng: A Nông, A Xan và Ga Ry (Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam) đã triển khai, phối hợp với dân quân địa phương dựng lều, cắm chốt trong rừng, thay nhau túc trực, tuần tra kiểm soát, giám sát biên giới 24/24 giờ, không để người dân qua lại biên giới trái phép. Với tinh thần 'chống dịch như chống giặc', những người lính quân hàm xanh nơi cổng trời Tây Giang vẫn âm thầm ngày đêm vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, chung tay cùng chính quyền địa phương phòng, chống, ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng, đem lại bình yên cho đồng bào biên giới.
Bộ đội Biên phòng Quảng Nam vừa xử phạt và buộc 14 đối tượng khai thác trái phép cây dược liệu rời khỏi khu vực biên giới.
Sáng 31/12, Đồn Biên phòng Gary và Đồn Biên phòng A Xan (Bộ đội Biên phòng Quảng Nam) xác nhận, vừa xử phạt hành chính và buộc rời khỏi khu vực biên giới đối với các đối tượng ngoại tỉnh vào khu vực biên giới để khai thác trái phép cây dược liệu trên địa bàn.