Cùng với nhạc sĩ Văn Cao, năm nay cũng là kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của nhạc sĩ Xuân Oanh. Đa số công chúng đều chỉ biết đến một Xuân Oanh với ca khúc nổi tiếng 'Mười chín tháng Tám'. Nhưng không chỉ có vậy, cuộc đời của ông còn có nhiều điều thú vị.
Những ngày tháng Tám này, tôi được người bạn quý, nhà báo, trung tướng Đỗ Lê Chi tặng món quà nhiều ý nghĩa - cuốn sách 'Đỗ Xuân Oanh - Cánh chim Oanh của Mùa Xuân Cách mạng' (NXB Sự thật, 2023).
Cuốn sách được làm công phu, kỹ lưỡng, cẩn trọng với tình yêu và sự thành kính vô bờ bến của Châu-Chân-Chi với Cha mình, là 'món quà của trăm năm' mà gia đình tác giả Mười chín tháng Tám tặng độc giả.
Xuân Oanh là tác giả của ca khúc 'Mười chín tháng Tám' nổi tiếng, được hát vang tại quảng trường Nhà hát lớn Hà Nội vào đúng ngày 19/8/1945. Nhưng ông còn được biết đến là một nhà ngoại giao nhân dân.
Lời Tòa soạn: Bà Lê Thị Xuân Uyên (1927-1995) là một trong những nữ chiến sĩ công an đầu tiên ngay sau khi đất nước giành được độc lập (2-9-1945). Với bí danh Thái Duyên, bà là Trạm trưởng Trạm Phản gián của Công an Hà Nội. Bà hoạt động tình báo nội tuyến và bị rơi vào tay giặc, bị giam giữ, tra tấn cho đến khi thoát khỏi được nhà tù Hỏa Lò năm 1948 để tiếp tục tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhân Ngày truyền thống lực lượng Công an nhân dân (19-8-1945 / 19-8-2023), An ninh Thủ đô Cuối tuần gửi tới bạn đọc một số suy tư, tình cảm của tác giả Lê Vũ Trang (con trai ông Lê Nùng là em ruột bà Xuân Uyên) về một mảnh đời thường của bà Xuân Uyên đối với người họ hàng. Bài viết được sử dụng trong cuốn sách 'Đỗ Xuân Oanh - Cánh chim Oanh của mùa xuân cách mạng' viết về nhạc sĩ Xuân Oanh, tác giả ca khúc 'Mười chín tháng Tám' do Nhà Xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật phát hành vào mùa thu này.