Hạn chế xe cá nhân: Có lộ trình và đảm bảo lợi ích người dân

Lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội khẳng định, việc thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế xe cá nhân trên địa bàn TP là cấp thiết, tuy nhiên sẽ được thực hiện theo lộ trình cụ thể, đảm bảo lợi ích cho người dân.

Lo ngại 3 dự án đường sắt tai tiếng tạo 'vết xe đổ'

3/10 dự án đường sắt đô thị Hà Nội đang như những 'bức tranh' vẽ dở, với những 'màu sắc' loang lổ của tiêu cực, đội vốn và lê thê tiến độ… Tiền bỏ ra đã nhiều nhưng đường sắt vẫn chưa thể vận hành. Bảy dự án còn lại nếu triển khai, liệu có đi vào 'vết xe đổ' các dự án Cát Linh - Hà Đông, Nhổn - Ga Hà Nội và Ngọc Hồi - Yên Viên?

Mở làn đường riêng xe buýt: Liệu có bị 'sa lầy' vòng vây xe cá nhân?

Nếu không có làn đường ưu tiên, xe buýt sẽ tiếp tục 'sa lầy' giữa hàng triệu xe cá nhân, ảnh hưởng trực tiếp tới mục tiêu đáp ứng 20-25% nhu cầu đi lại của người dân đến năm 2020 mà Hà Nội đặt ra.

Cận cảnh giao thông trên các tuyến đường Hà Nội tính mở làn ưu tiên xe buýt

Các tuyến đường Hà Nội tính nghiên cứu mở làn ưu tiên cho xe buýt đều đang trong tình trạng quá tải, thường xuyên ùn tắc...

Hà Nội sẽ tổ chức nhiều làn đường ưu tiên xe buýt

Kế hoạch nhân rộng làn đường riêng cho xe buýt bị nhiều chuyên gia cảnh báo xe buýt rất dễ 'lụt' trong làn ưu tiên của mình...

Xe buýt được bố trí làn riêng, liệu có tạo thêm áp lực giao thông gây ùn tắc?

Sau khi Hà Nội công bố một số tuyến phố sẽ nghiên cứu triển khai làn dành riêng cho xe buýt, nhiều ý kiến nghi ngại với hạ tầng như hiện tại, việc này có thể làm cho tình hình ùn tắc giao thông thêm phức tạp.

Phát triển hạ tầng dành riêng cho xe buýt: Quyết liệt nhưng cần thận trọng

Hà Nội đặt chỉ tiêu đến năm 2020, hệ thống vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) sẽ đáp ứng được từ 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân, trong đó xe buýt vẫn là lực lượng chủ đạo. Muốn đạt được mục tiêu đó, TP cần có ngay những giải pháp cấp bách để phát triển hạ tầng dành riêng, nhằm nâng cao năng lực vận hành cho xe buýt.

Buýt nhanh triệu USD: Cho 'khai tử' hay tồn tại? - Kỳ 2: Dự án 'chín ép', trách nhiệm thuộc về ai?

Bỏ qua những góp ý, phản biện có trách nhiệm và cơ sở khoa học của giới am tường lĩnh vực giao thông đô thị, những chiếc buýt nhanh BRT Hà Nội đã bị 'ép' phải lăn bánh trên đường. Hệ quả nhãn tiền là nguồn lực đầu tư lãng phí, 'bài toán' giao thông không giải được… Ai phải chịu trách nhiệm về sự thất bại này hay rồi lại 'hòa cả làng'?

BRT đã bằng… xe buýt thường!

Không ít hành khách 'ruột' của tuyến buýt nhanh BRT số 01 Bến xe Kim Mã – Bến xe Yên Nghĩa (Hà Nội) lắc đầu ngao ngán cho rằng, tuyến buýt nhanh 01 giờ chắng khác nào xe buýt thường về tốc độ, thời gian và bất cập, mặc dù được chạy làn đường riêng. Vì đâu nên nỗi?

Hà Nội: Khách đi buýt nhanh BRT ngày càng giảm

Theo báo cáo của Sở GTVT gửi UBND TP Hà Nội, tỷ lệ khách đi buýt nhanh ngày càng giảm, hiện tại tỷ lệ chỉ 35,5 hành khách/lượt.