Hãng tin Reuters hôm nay (28/10) dẫn nguồn tin cho biết nhà sản xuất máy bay Mỹ Boeing sẽ khởi động kế hoạch huy động hơn 15 tỷ USD vốn sớm nhất là vào hôm nay (28/10).
Boeing - Tập đoàn hàng không số 1 thế giới đang chìm vào chuỗi ngày khủng hoảng. Sau một loạt các sự cố làm lung lay niềm tin vào chất lượng sản phẩm của công ty hồi đầu năm, Boeing giờ đây đang phải vật lộn với tác động của cuộc đình công kéo dài, làm tê liệt các dây chuyền sản xuất.
Chủ tịch Emirates, một trong những hãng hàng không lớn nhất thế giới, cho biết sẽ có 'cuộc nói chuyện nghiêm túc' với Boeing sau khi 'gã khổng lồ' sản xuất của Mỹ thông báo rằng mẫu máy bay 777X sẽ tiếp tục bị trì hoãn.
Hoạt động kinh doanh của Airbus đã bị ảnh hưởng khi mảng quốc phòng và không gian ngày càng 'đốt tiền'.
Boeing sẽ cắt giảm 17.000 nhân sự, hoãn giao máy bay 777X đến năm 2026 và ghi nhận khoản lỗ gần 5 tỷ USD trong quý 3 do tình hình đình công kéo dài…
Boeing thông báo sẽ cắt giảm khoảng 10% nhân sự của hãng trên toàn cầu, tương đương 17.000 lao động, trong bối cảnh cuộc đình công kéo dài.
Trong bối cảnh công ty thua lỗ và cuộc đình công của các thợ máy, Boeing sẽ cắt giảm 10% lực lượng lao động, tương đương khoảng 17.000 người. Cuộc đình công đang khiến các nhà máy sản xuất máy bay của công ty phải đóng cửa 5 tuần liên tiếp.
Nhà sản xuất tàu bay Boeing của Hoa Kỳ đã công bố kế hoạch sa thải khoảng 10% lực lượng lao động của mình trong những tháng tới. Nguyên nhân do gã khổng lồ hàng không vũ trụ này tiếp tục thua lỗ và đình công làm suy giảm sản lượng các loại máy bay bán chạy nhất của hãng.
Giám đốc điều hành của Boeing, ông Kelly Ortberg tiết lộ, công ty đã ghi nhận khoản lỗ 5 tỷ USD trong quý 3 năm nay, do đó việc cắt giảm nhân công đáng kể là cần thiết.
Boeing đang phải đối mặt với áp lực không chỉ từ cuộc đình công mà còn từ việc kiểm tra an toàn hàng không và những vấn đề trong chương trình không gian Starliner.
Boeing sẽ cắt giảm 17.000 nhân viên, hoãn giao máy bay phản lực 777X đầu tiên một năm khi tiếp tục lao đao trong cuộc đình công kéo dài một tháng.
Một sự cố với máy bay Boeing của hãng hàng không Delta Air Lines đã xảy ra vào ngày 27/8 trong khi bảo dưỡng, khiến 2 người tử vong.
MỸ - Lốp của một máy bay Boeing đã phát nổ trong quá trình bảo dưỡng tại cơ sở bảo trì của Delta Air Lines, gần sân bay Atlanta khiến 2 người thiệt mạng và 1 người bị thương nặng.
Việc ra mắt dòng máy bay 777X bị trì hoãn từ lâu của hãng chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) đã gặp phải một vấn đề khác, buộc công ty phải tạm dừng thử nghiệm và giáng thêm một đòn nữa vào danh tiếng về chất lượng của công ty này.
Ngày 19/8, tập đoàn chế tạo máy bay Boeing của Mỹ thông báo tạm dừng thử nghiệm mẫu máy bay thân rộng 777X sau khi phát hiện lỗi ở phần thân máy bay.
Ngày 8/8, Giám đốc điều hành (CEO) mới của Boeing, Kelly Ortberg, cho biết ông sẽ làm việc tại Seattle, quê hương của hãng sản xuất máy bay, gần khu vực nhà máy hơn để kiềm chế cuộc khủng hoảng an toàn của Boeing.
Theo báo 'The National News' của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), hãng hàng không Qatar Airways của Qatar ngày 23/7 đã đặt mua thêm 20 máy bay thân rộng Boeing 777X với tổng trị giá 8,8 tỷ USD theo giá niêm yết, nâng tổng số máy bay dòng 777X mà hãng này đặt hàng lên 94 chiếc.
Korean Air cho biết việc chọn mua các dòng máy bay 777-9 và 787-10 nhằm hỗ trợ kế hoạch tiếp cận các thị trường có nhu cầu cao ở châu Âu và Bắc Mỹ, cũng như các đường bay phổ biến ở châu Á.
Hãng hàng không Hàn Quốc Korean Air vừa công bố dự định mua tới 50 máy bay thân rộng tiết kiệm nhiên liệu của Boeing, bao gồm 20 chiếc 777-9 và 20 chiếc 787-10 cùng với 10 chiếc máy bay thân rộng 787 Dreamliner.
Máy bay 9H-FIVE hướng đến những khách hàng 'rõ ràng giàu có' và muốn 'tận hưởng đồng tiền khi còn sống', theo đại diện thương hiệu.
Với nhiều tính năng và khả năng vượt trội, các mẫu máy bay thuộc họ Boeing 777X được coi là lựa chọn tối ưu cho thị trường máy bay thay thế thời gian tới.
Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) và Cơ quan An toàn Hàng không Liên minh châu Âu (EASA) ra thông báo sẽ tăng cường hợp tác về chứng nhận máy bay mới sau cuộc họp chung kéo dài ba ngày tại Washington.
Nhà sản xuất Boeing không mang bất kỳ máy bay chở khách đến Triển lãm hàng không Singapore 2024, do đó mọi sự chú ý về máy bay dân dụng được chuyển sang đối thủ Airbus và tân binh C919 của nhà sản xuất Trung Quốc.
Tập đoàn chế tạo máy bay Boeing (Mỹ) sẽ không trưng bày máy bay thương mại tại Triển lãm hàng không Singapore 2024 (Singapore Airshow), dự kiến diễn ra từ ngày 20/2-25/2.
Đây là máy bay taxi tự động, 4 chỗ ngồi và chạy hoàn toàn bằng điện đầu tiên trên thế giới.
Tại buổi khai mạc Triển lãm Hàng không Dubai ngày 13/11, lượng máy bay chặng dài trị giá hàng chục tỷ USD dự kiến sẽ được các hãng hàng không ở Trung Đông đặt hàng.
Khi các hãng hàng không giá rẻ trở thành mô hình kinh doanh thống lĩnh thị trường và ngày càng mở rộng mạng lưới trên toàn khu vực, dự báo thị trường Đông nam Á sẽ phát triển số lượng máy bay thân hẹp hơn gấp 4 lần, đạt mức nhanh nhất thế giới trong 20 năm tới.
Theo dự báo mới nhất của Boeing, đội bay thương mại khu vực Đông Nam Á sẽ tăng gần 4 lần, đạt hơn 4.000 chiếc vào năm 2042, giúp khu vực này trở thành một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng lưu lượng hàng không và quy mô đội bay lớn nhất thế giới.
Các hãng hàng không giá rẻ tại Đông Nam Á sẽ có thêm hơn 2.000 chiếc máy bay một lối đi trong vòng 20 năm tới, chiếm gần 2/3 trên tổng 3.390 đơn hàng 1 máy bay.
Hãng sản xuất máy bay Boeing vừa công bố khoản đầu tư 100 triệu USD vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng và các chương trình đào tạo phi công ở Ấn Độ, theo một tuyên bố của Nhà Trắng đưa ra hôm 22/6.
Theo đó, Air India đã ký hợp đồng mua 250 máy bay của nhà sản xuất máy bay châu Âu Airbus; đồng thời, lựa chọn Boeing cho hợp đồng mua mới 290 chiếc khác. Đây là một phần trong chiến lược tăng trưởng của Air India sau khi trở lại với Tập đoàn Tata trong năm 2022.
Theo hãng tin Reuters, Air India đã chốt thỏa thuận mua 500 máy bay mới từ Airbus, Boeing với giá niêm yết lên tới hơn 100 tỷ USD.
Hàng nghìn nhân viên của Boeing đã chứng kiến lần chuyển giao cuối cùng của chiếc máy bay lịch sử Boeing 747, chiếc máy bay đã mang du lịch hàng không đến với đông đảo công chúng.
Chủ tịch hãng bay Emirates - ông Tim Clark cho rằng ngành hàng không chưa chuẩn bị sẵn sàng trước nhu cầu đi lại tăng cao trong tương lai.
Hãng sản xuất máy bay khổng lồ Boeing của Mỹ ước tính Trung Đông sẽ cần 2.980 máy bay mới, trị giá 765 tỷ USD.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ ước tính khu vực này sẽ cần 2.980 máy bay mới, trị giá 765 tỷ USD, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ lưu lượng hành khách và việc mở rộng đội tàu bay thương mại vào năm 2041.
Sáng ngày 15/9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Triển lãm quốc tế hàng không Việt Nam 2022 (VIEA 2022) với chủ đề 'Phát triển bền vững cho tương lai tươi sáng'.