Thông tin mới nhất từ Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế cho biết, Việt Nam vừa xuất hiện trở lại ca cúm A(H5) trên người kể từ tháng 2/2014 đến nay.
Ngày 21/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công điện số 7061/ CĐ-BNN-TY gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc 'Tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm'.
Ngày 21/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công điện khẩn về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh cúm gia cầm.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh tiêu độc, khử trùng môi trường khu vực xảy ra dịch; khoanh vùng, tiêm phòng bao vây ổ dịch; hướng dẫn người dân thực hiện biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học…
Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận 600.000-1 triệu ca cúm thường. Thời gian gần đây, tại một số địa phương, một số bệnh viện tuyến cuối ghi nhận sự gia tăng của bệnh cúm.
Để tránh dịch chồng dịch, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương, cơ sở y tế tăng cường phòng chống COVID-19, cúm mùa và và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp khác, hạn chế lây lan ra diện rộng.
Bộ Y tế cho biết, trong tuần qua số mắc COVID-19 tăng hơn 40% so với 7 ngày trước đó, ca bệnh nặng cũng tăng cao hơn hẳn, có ngày lên đến 51 trường hợp. Ngoài ra, cả nước ghi nhận 1 bệnh nhân tử vong. Bộ Y tế tiếp tục nhắc các địa phương phải tiêm vắc xin phòng COVID-19 nhanh hơn.
Số bệnh nhân mắc virus cúm nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, phần lớn nhiễm cúm A. Bộ Y tế yêu cầu tăng cường khám sàng lọc các trường hợp viêm đường hô hấp cấp, viêm phổi.
Theo Bộ Y tế, gần đây ghi nhận sự gia tăng các ca cúm nhập viện tuyến cuối. Cơ quan này yêu cầu các đơn vị lấy mẫu các trường hợp cúm có biểu hiện bất thường, giải trình tự gene, sớm trả lời kết quả.
Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, các loại dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã và đang xảy ra ở nhiều địa phương khiến hàng nghìn con bê, lợn, vịt bị chết và tiêu hủy, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi.
Năm 2022, ngành chăn nuôi của Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung đang phải đối mặt với những khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, đi kèm với những thách thức luôn song hành cơ hội, đòi hỏi người chăn nuôi phải nhanh nhạy tận biến nguy thành cơ.
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành chăn nuôi Thủ đô đã gặp không ít khó khăn vì thiếu hụt nguồn nguyên liệu, thức ăn, phụ phẩm… nhưng nhờ thực hiện tái cơ cấu ngành và định hướng phát triển lâu dài, ngành chăn nuôi của Hà Nội đã đạt được hiệu quả cao và luôn thuộc tốp đầu cả nước.Chăn nuôi gia cầm tại xã Cẫn Hữu, huyện Quốc Oai – Ảnh: VGP/Thiện Tâm
Năm 2022, sản xuất chăn nuôi của tỉnh sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn, thách thức do tác động cực đoan của thời tiết; giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, các loại dịch bệnh nguy hiểm ở động vật luôn tiềm ẩn nguy cơ phát sinh, lây lan; nhận thức của người chăn nuôi còn hạn chế, chưa tích cực thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, nhất là việc tiêm phòng vắc-xin. Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Hội đồng của Cục Thú y đã họp và lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng chỉ đạo các cơ quan hoàn thiện hồ sơ để chuẩn bị công bố vaccine dịch tả lợn châu Phi vào cuối quý 1 hoặc đầu quý 2/2022...
Sáng 11/2, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2022. Đồng chí Phùng Đức Tiến ,Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT; Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y chủ trì hội nghị. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Ninh Bình có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT.
Từ đầu năm 2022 đến nay, có 22/63 tỉnh, thành phố có kế hoạch chủ động phòng, chống dịch bệnh thủy sản.
Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, năm 2021, đàn gia súc, gia cầm của cả nước phát triển khá tốt, trong đó gia cầm đạt khoảng 525 triệu con, tăng 5,8% so với năm 2020. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, dịch bệnh trên đàn vật nuôi, cho nên năm 2022 ngành chăn nuôi gia cầm vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Vì vậy, để vượt qua những khó khăn, thách thức này cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp hữu hiệu.
Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm phát sinh, lây lan, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố quan tâm, tập trung chỉ đạo các đơn vị và hộ chăn nuôi tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm đợt 1 năm 2022 xong trước ngày 15-3.
Thời điểm này các trang trại, hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đang tập trung chăm sóc đàn vật nuôi nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tết Nguyên đán. Đây cũng là thời điểm dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ bùng phát trở lại. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và các địa phương đang chủ động triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ đàn vật nuôi, hạn chế thiệt hại cho người dân.
Các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tiêm vaccine phòng bệnh CGC cho đàn gia cầm, bảo đảm đạt tỷ lệ trên 80% tổng đàn có nguy cơ; thường xuyên rà soát, tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm mới phát sinh và chưa được tiêm phòng.
Sau một thời gian ổn định, thời điểm này, dịch cúm gia cầm A/H5N8 đã xuất hiện trở lại trên địa bàn tỉnh, tiềm ẩn nguy cơ lây lan và phát sinh thành các ổ dịch lớn nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Để chủ động phòng, chống dịch cho đàn gia cầm, các cơ quan chức năng đang triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp.
Quảng Ngãi đã xuất hiện 2 ổ dịch cúm độc lực cao A/H5N8 trên đàn gia cầm. Ngành chức năng đã buộc tiêu hủy hơn 2.800 con gà. Nguy hiểm hơn là, chủng virus này có thể lây sang người.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Triệu Phong (Quảng Trị) tiêu hủy đàn vịt 8.500 con bị bệnh cúm gia cầm A/H5N8 tại xã Triệu Thượng, Triệu Phong.