Trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN lần thứ 54 (AEM-54) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại tỉnh Siam Reap (Vương quốc Campuchia), ngày 16/9, các hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng kinh tế giữa ASEAN với các nước đối tác Ấn Độ, Nga và Hàn Quốc đã lần lượt diễn ra với sự tham dự của Bộ trưởng kinh tế 10 nước thành viên ASEAN và người đồng cấp các nước đối tác, dưới sự chủ trì Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak, người đồng thời là Chủ tịch AEM-54.
Tại Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng Kinh tế giữa ASEAN và các nước đối tác ngày 16/9, ASEAN và Ấn Độ đã nhất trí thông qua Tài liệu phạm vi rà soát nhằm nâng cấp Hiệp định AITIGA theo hướng thân thiện hơn với doanh nghiệp, thúc đẩy thương mại song phương.
Bộ Công Thương thực hiện khảo sát 1.650 doanh nghiệp tư nhân về mức độ nhận biết các hiệp định thương mại tự do (FTA). Kết quả cho thấy mức độ nhận biết về các FTA của cộng đồng doanh nghiệp rất khiêm tốn.
Theo lộ trình thực hiện, trong năm 2022, Bộ Công Thương triển khai xây dựng dự thảo Đề án FTA Index năm 2021 lấy ý kiến của các bộ, ngành và địa phương để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Bộ Công thương đang xây dựng Dự thảo Đề án xây dựng Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA Index) hàng năm của các địa phương.
Cuối tuần qua, Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ - ASEAN được tổ chức tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ đã một lần nữa tái khẳng định cam kết làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực. Hội nghị được đánh giá là đã truyền tải thông điệp về đối thoại thẳng thắn, hợp tác chân thành và hài hòa trong tất cả các lợi ích.
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AIFTA) giai đoạn 2022 – 2027 dự kiến giảm còn 1,67% vào năm cuối lộ trình...
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN - Ấn Độ giai đoạn 2022 – 2027.
Trong môi trường khu vực và thế giới nhiều biến động, Ấn Độ và ASEAN đều nhấn mạnh vai trò của chủ nghĩa đa phương và luật pháp quốc tế để giải quyết các thách thức toàn cầu.
Ngày 16/6, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao đặc biệt ASEAN - Ấn Độ, các bên đã nhất trí hướng tới một quan hệ đối tác chiến lược toàn diện và cùng có lợi.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tận dụng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định thương mại tự do (FTA) năm 2021 đạt 69,08 tỷ USD, chiếm 32,66% tổng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường có FTA...
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, ngày 28/10, kết thúc Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 18, hai bên đã ra Tuyên bố Chủ tịch, trong đó tái khẳng định cam kết tăng cường hợp tác giải quyết các thách thức do đại dịch COVID-19 gây ra và đẩy nhanh quá trình phục hồi hậu đại dịch tại khu vực ASEAN và Ấn Độ.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Ấn Độ tiếp tục ủng hộ và đóng góp tích cực cho nỗ lực của ASEAN duy trì hòa bình, an ninh, ổn định trên Biển Đông, đề cao luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, giải quyết các tranh chấp, khác biệt bằng biện pháp hòa bình, thông qua đối thoại và quy trình ngoại giao.
Chiều 28/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn dầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 18, cùng sự tham dự của các nhà lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng Thư ký ASEAN. Tại Hội nghị, các nhà lãnh đạo nhất trí xác định năm 2022 là Năm Hữu nghị ASEAN - Ấn Độ, kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ và 10 năm quan hệ Đối tác chiến ASEAN - Ấn Độ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi ASEAN và Ấn Độ hỗ trợ lẫn nhau trong ứng phó COVID-19 và phục hồi bền vững, đề nghị Ấn Độ tích cực hỗ trợ các nước ASEAN phát triển công nghiệp dược, tiếp cận đầy đủ và kịp thời các nguồn vaccine, thuốc điều trị COVID-19, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và thuốc chữa bệnh…
Bộ Công Thương vừa có quyết định lập đoàn kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về hoạt động xuất nhập khẩu gạo với 5 doanh nghiệp gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Tân Long; Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thuận Minh; Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời và Công ty Cổ phần Tân Đồng Tiến.
Lượng gạo nhập khẩu từ Ấn Độ về Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2021.
Cảnh báo tình trạng giả mạo xuất xứ gạo Việt; xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tăng mạnh nhất 3 năm qua, tạo thuận lợi cho nông sản xuất khẩu… là những tin chính trong bản tin xuất khẩu ngày 25-28/5.
Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1- Cục Hải quan TPHCM đang tạm giữ hàng chục container gạo nhập khẩu từ Ấn Độ nghi vấn gian lận xuất xứ Việt Nam.
Để phát triển thị trường cho hàng nông sản, chiến lược quản lý chuỗi cung ứng đóng một vai trò quan trọng trong việc quyết định chính sách giá cả vì nó giữ cho chi phí kinh doanh ở mức tối thiểu và lợi nhuận cao nhất có thể.
Nhờ đáp dụng công cụ cải tiến TVP, sản phẩm ắc quy xe máy của Công ty xuất bán cho Piaggio Việt Nam không chỉ có giá bán cạnh trạnh, mà còn góp phần giúp Piaggio Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ khi xuất khẩu sang Ytalia, Ấn Độ được hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA và AIFTA (Hiệp định Thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ.
Thái Lan trên cương vị là nước điều phối quan hệ của ASEAN với Ấn Độ hoan nghênh sự can dự của quốc gia Nam Á này vào khu vực thông qua Chính sách Hành động Hướng Đông và những quan điểm rằng quan hệ Đối tác Chiến lược mạnh mẽ giữa hai phía sẽ đóng góp vào hòa bình và ổn định khu vực, tiến bộ kinh tế, và tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai bên.
Thủ tướng Thái Lan khẳng định, ASEAN và Ấn Độ cần ưu tiên hợp tác trong việc giải quyết tác động tiêu cực của Covid-19 và thúc đẩy quá trình phục hồi sau đại dịch mạnh mẽ, bền vững và toàn diện.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi ASEAN-Ấn Độ hỗ trợ lẫn nhau trong ứng phó Covid-19 và phục hồi bền vững; đề nghị Ấn Độ tích cực hỗ trợ các nước ASEAN tiếp cận đầy đủ và kịp thời các nguồn vắc-xin, thuốc điều trị Covid-19, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin và thuốc chữa bệnh.
Mới đây, Ấn Độ đã đưa ra Kế hoạch Hành động Ấn Độ - ASEAN 2021-2025 với các mục tiêu thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ với các quốc gia ASEAN. Trong kế hoạch này, rõ ràng là sẽ có sự hợp tác trong các lĩnh vực như thương mại, đầu tư, chống khủng bố... Với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020, Việt Nam cần phải giải quyết những thách thức đang nổi lên trong lĩnh vực y tế và kiểm soát đại dịch, để bảo vệ cuộc sống của người dân trên khắp Nam Á.
Hiệp định EVFTA là đỉnh cao lịch sử thể chế thương mại giữa Việt Nam và EU, tăng cường kết nối quan hệ EU- ASEAN.
Bộ Công Thương Ấn Độ cho biết để đảm bảo các lợi ích của ngành công nghiệp và người nông dân Ấn Độ trong các FTA, Ấn Độ đã thể hiện thành công lập trường của mình trong RCEP.
.VN - Với việc Ấn Độ rút khỏi Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), nhiều sự quan tâm đổ về mối quan hệ thương mại hiện tại giữa ASEAN và Ấn Độ. Theo một nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp PHD Ấn Độ (PHDCCI), thương mại song phương của Ấn Độ với các nền kinh tế ASEAN sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025 lên 300 tỷ USD từ mức hiện nay là 142 tỷ USD (năm 2018).
Những tín hiệu tốt trong hoạt động xuất khẩu vào các thị trường mà Việt Nam có ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) chính là động lực để các doanh nghiệp Việt tiếp tục cải thiện năng lực sản xuất chế biến.
Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (Hiệp định EVFTA) được thế giới cho rằng: Đây là một phiên bản FTA (Khu vực mậu dịch tự do) thế hệ mới, có quy mô và độ phủ rộng hơn so với FTA đời đầu. Nếu như các FTA đời đầu như ACFTA, AIFTA và AFTA chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư thì EVFTA còn mở rộng ra cả những lĩnh vực phi truyền thống.
Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (hay còn gọi là Hiệp định EVFTA) được thế giới cho rằng: Đây là một phiên bản FTA (Khu vực mậu dịch tự do) thế hệ mới, có quy mô và độ phủ rộng hơn so với FTA đời đầu. Cụ thể ở đây, các FTA đời đầu như ACFTA, AIFTA và AFTA chỉ bó hẹp trong thương mại và đầu tư còn EVFTA mở rộng ra cả những lĩnh vực phi truyền thống.