Viện nghiên cứu y sinh học Fiocruz của Brazil ngày 13/5 thoog báo từ tuần tới sẽ phải ngừng sản xuất vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca do thiếu nguyên liệu cho đến khi có các nguồn cung mới vào ngày 22/5.
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, ngày 13/5, Cơ quan Giám sát dịch tễ quốc gia Brazil (Anvisa) đã cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc điều trị COVID-19 bằng 2 loại kháng thể có tên gọi banlanivimab và etesevimab do nhà máy của hãng dược phẩm Eli Lilly (Mỹ) tại nước này sản xuất.
Anvisa cho biết 2 kháng thể trên được chỉ định để điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 ở dạng nhẹ hoặc trung bình, trên 12 tuổi và nặng tối thiểu 40kg.
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Maros Sefcovic cho biết Liên minh châu Âu (EU) đã xuất khẩu khoảng 200 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Theo thống kê, tính đến 6h00 ngày 12-5, toàn thế giới đã ghi nhận 160.299.036 ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2, trong đó có 3.330.092 ca tử vong.
Nhật Bản sẽ đồng chủ trì hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 2/6 tới để thảo luận về vaccine phòng COVID-19, trong đó bao gồm nội dung đảm bảo phân phối công bằng cho các quốc gia đang phát triển.
Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Brazil chấp thuận ý kiến của Cơ quan Giám sát Dịch tễ Quốc gia (Anvisa) của Brazil, tiếp tục đối thoại về việc đăng ký Sputnik V - vắc-xin Covid-19 của Nga.
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 28/4, Thống đốc bang Sao Paulo của Brazil Joao Doria thông báo Viện Butantan - một trong những trung tâm nghiên cứu y tế hàng đầu của nước này - đã chính thức khởi động sản xuất vaccine ngừa COVID-19 mang tên Butanvac.
Viện Butantan sẽ sản xuất lô vaccine đầu tiên gồm một triệu liều hoàn toàn bằng nguyên liệu trong nước và dự kiến đến 15/6 sẽ có khoảng 18 triệu liều vaccine Butanvac được bàn giao cho ngành y tế.
Bộ Y tế Công cộng Cuba đã công bố thêm 1.060 ca mắc và 6 ca tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca mắc lên 94.571 ca với 531 ca không qua khỏi.
Loại vaccine được đặt tên là SCB-2019, được tập đoàn dược phẩm Sichuan Clover bào chế từ sự kết hợp các protein với chất bổ trợ tổng hợp nhằm tăng cường phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Ngày 31/3, Brazil thông báo đã cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine phòng COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (Mỹ). Đây là loại vaccine phòng COVID-19 thứ 4 được cấp phép tại quốc gia Nam Mỹ này.
Cơ quan Quản lý y tế liên bang Brazil (Anvisa) thông báo vaccine của Johnson & Johnson được cấp phép sử dụng cho các nhóm ưu tiên như nhân viên y tế và người cao tuổi.
Theo số liệu trang Worldometers.info, tính đến 11 giờ 30 phút ngày 7-2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 106 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 78,11 triệu người đã hồi phục và 2.318.876 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận hơn 420.000 ca nhiễm Covid-19 mới, số ca tử vong ở mức gần 11.000 ca Báo Nam Định điện tử, cơ quan của Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền, và nhân dân Nam Định
Theo số liệu trang Worldometers.info, tính đến 11 giờ 30 phút ngày 7-2 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận hơn 106 triệu ca nhiễm Covid-19, trong đó có hơn 78,11 triệu người đã hồi phục và 2.318.876 ca tử vong. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận hơn 420.000 ca nhiễm Covid-19 mới, số ca tử vong ở mức gần 11.000 ca
Ngày 6/2, hãng dược phẩm Pfizer của Mỹ cho biết đã chính thức đề nghị cơ quan chức năng y tế Brazil cho phép sử dụng loại vaccine ngừa COVID-19 mà họ phát triển cùng với tập đoàn BioNTech của Đức tại quốc gia Nam Mỹ này.
Trong số các tài liệu được Pfizer đệ trình cho cơ quan kiểm duyệt Brazil đánh giá bao gồm kết quả thử nghiệm lâm sàng được thực hiện với 44.000 tình nguyện viên.
Cơ quan Y tế công cộng vùng England nêu rõ vắcxin của AstraZeneca tạo ra phản ứng miễn dịch đảm bảo cho người cao tuổi, mặc dù dữ liệu về mức độ bảo vệ chính xác không đồng đều.
Ngày 18-1, nhiều quốc gia tiếp tục thông báo số ca nhiễm vi rút SARS-CoV-2 tăng lên mức kỷ lục trong vòng 1 ngày. Tính đến 6h ngày 18-1, thế giới đã ghi nhận 95.424.327 người mắc Covid-19, trong đó 2.038.499 trường hợp tử vong.
Ngày 17-1, Cơ quan quản lý y tế Brazil (Anvisa) đã phê duyệt việc sử dụng khẩn cấp hai loại vaccine Covid-19 từ Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sinovac của Trung Quốc và AstraZeneca của Anh để bắt đầu tiêm chủng khi nước này bước vào đợt dịch thứ hai làm chết nhiều người.
Sau thời gian dài bị trì hoãn, giới chức y tế Brazil đã bắt đầu triển khai chiến dịch tiêm chủng trên toàn quốc với hai loại vắcxin ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca và Sinovac.
Cơ quan quản lý Y tế của Brazil Anvisa đang tìm kiếm thêm dữ liệu về vắc xin Sputnik V của Nga trước khi xem xét phê duyệt sử dụng khẩn cấp.
Thống đốc bang Sao Paulo cho biết CoronaVac đã đạt mức hiệu quả ngừa COVID-19 theo đúng tiêu chuẩn của WHO và bang sẽ triển khai chương trình tiêm chủng đại trà từ ngày 25/1 tới.
Brazil đã thúc đẩy ngoại giao để đảm bảo có được một lô hàng vắc xin COVID-19 của nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca (Anh) sản xuất tại Ấn Độ.
Theo số liệu cập nhật của Worldometers, tính đến 8 giờ 30 phút sáng ngày 31-12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 83.045.621 ca mắc và 1.810.963 ca tử vong do Covid-19. Số bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh là 58.852.178 người.
Theo TTXVN và tin nước ngoài, Chủ tịch Ðại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) khóa 75 V.Bô-dơ-kia kêu gọi thế giới đoàn kết để chấm dứt đại dịch Covid-19. Trong thông điệp năm mới 2021, ông V.Bô-dơ-kia nhấn mạnh, thế giới sắp bước qua 'thời kỳ đen tối' do Covid-19, những ngày tươi sáng hơn đang ở phía trước khi nhiều loại vắc-xin được phân phối để chống đại dịch.
Trong tuyên bố của mình, Viện Sản phẩm sinh học Bắc Kinh thuộc CNGB cho biết mức độ hiệu quả được đánh giá dựa trên các phân tích sơ bộ từ các cuộc thử nghiệm giai đoạn 3.
Hãng dược phẩm Uniao Quimica của Brazil đã đưa ra yêu cầu tiến hành thử nghiệm với vắcxin Sputnik-V, do Viện nghiên cứu Gamaleya của Moskva phát triển và Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga (RDIF) bán.
Theo trang thống kê Worldometers, đến nay, toàn cầu ghi nhận 77.716.246 ca nhiễm Covid-19 trong đó có 1.708.924 ca tử vong và 54.591.959 bệnh nhân bình phục.
Ngày 21/12, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết nước này sẽ bắt đầu triển khai chương trình tiêm chủng vắcxin ngừa COVID-19 đầu tiên tại các viện dưỡng lão từ ngày 27/12.
Sáng 22/12, thế giới ghi nhận hơn 77,6 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 1,7 triệu ca tử vong. WHO kêu gọi các nước không nên quá lo lắng vì chủng nCoV mới tại Anh và khẳng định nhiều công cụ để truy dấu virus đang có hiệu quả.
Ngày 16/12, Brazil đã ghi nhận kỷ lục buồn khi có 70.000 ca mắc mới Covid-19, trong bối cảnh làn sóng lây nhiễm thứ 2 đang bùng phát tại quốc gia này.
Sáng nay, thế giới đã ghi nhận hơn 74,4 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có hơn 1,6 triệu ca tử vong. Chi nhánh WHO ở châu Âu kêu gọi các gia đình đeo khẩu trang trong các buổi họp mặt vào Giáng sinh.
Nhà Trắng nêu rõ Phó Tổng thống Pence và phu nhân 'sẽ được tiêm vắcxin COVID-19 một cách công khai để quảng bá về độ an toàn và tính hiệu quả của vắcxin nhằm xây dựng niềm tin cho người dân Mỹ.'
Ngày 14/12, Cơ quan y tế Brazil Anvisa tuyên bố, giới chức y tế Trung Quốc không minh bạch trong việc cấp phép sử dụng khẩn cấp các loại vắc-xin COVID-19. Tuy nhiên, tuyên bố này bị nghi mang tính chính trị.