Doanh nghiệp An Giang vượt khó sản xuất - kinh doanh

Nếu như năm 2021 - 2022, doanh nghiệp (DN) trong tỉnh cũng như cả nước rơi vào khó khăn (đứt gãy chuỗi cung ứng, giãn cách xã hội, giá xăng dầu và cước vận tải tăng…) thì đến năm 2023, do tăng trưởng thương mại toàn cầu giảm, DN lại rơi vào thế bị động khi bị hủy đơn hàng hàng loạt, doanh số sụt giảm… Dù vậy, các DN vẫn nỗ lực vượt khó để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra, đảm bảo việc làm cho người lao động.

Chợ Mới thu hút đầu tư vào nông nghiệp, du lịch, thương mại

Thời gian qua, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) tập trung huy động mọi nguồn lực, thực hiện chính sách linh hoạt thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư vào nông nghiệp, du lịch (DL), thương mại. Môi trường đầu tư kinh doanh ngày càng thông thoáng, minh bạch, thân thiện, giúp địa phương đẩy mạnh các hoạt động kêu gọi đầu tư, mở rộng sản xuất cho DN.

Giải pháp xuất khẩu bền vững sang thị trường chủ chốt

Tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng không chỉ giới hạn trong một vài thị trường ngách nhỏ, ở phân khúc cao cấp mà là yêu cầu phổ biến trên mọi phân khúc, mọi thị trường.

Công ty Antesco tặng 'Mái ấm tình thương' cho nhân viên ở xã Hòa Bình

Ngày 31/8, Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) đã trao tặng 'Mái ấm tình thương' cho nhân viên ở xã Hòa Bình (huyện Chợ Mới).

UBND huyện Chợ Mới tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và liên kết tiêu thụ với Công ty Antesco

Chiều 23/8, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) làm việc với Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), các sở, ngành liên quan để nắm tình hình sản xuất và liên kết tiêu thụ bắp non, đậu nành rau, nắm khó khăn vướng mắc, kịp thời tháo gỡ, để chuỗi liên kết phát triển bền vững.

Thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' gắn với phát triển du lịch

Sau 4 năm thực hiện Chương trình 'Mỗi xã một sản phẩm' (OCOP), tỉnh An Giang đã tập trung khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Theo đó, nhiều sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được công nhận OCOP, tạo điều kiện thuận lợi để người dân tham gia các chuỗi sản xuất, nâng cao giá trị nông sản, phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả, bền vững.

An Giang: Bàn giải pháp phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn

Việc sử dụng phân bón vô cơ (hóa học) trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam đã tăng rất nhanh, đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguyên liệu. Chính vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh An Giang đang tìm kiếm các giải pháp để có nguồn phân hữu cơ thay thế phân vô cơ phục vụ trong nông nghiệp.

Hợp tác Indonesia, mở rộng thị trường Halal

Indonesia có dân số đứng thứ 4 thế giới (273,8 triệu người, số liệu năm 2021), chủ yếu theo đạo Hồi (chiếm 86,1%), nên nhu cầu đối với sản phẩm có chứng nhận Halal rất lớn. Trong khi đó, với thế mạnh nông nghiệp, An Giang có thể cung cấp số lượng lớn sản phẩm đạt chứng nhận Halal. Tỉnh An Giang còn có nhiều tiềm năng hợp tác với quốc gia 'vạn đảo' về du lịch (DL), công nghiệp chế biến, giáo dục…

Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' khảo sát thực tế tại Nông trại Phan Nam

Chiều 16/7, đoàn công tác Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam', do ông Cao Xuân Thạo, Trưởng ban Phong trào, thành viên Ban Thư ký Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' dẫn đầu đã khảo sát thực tế tại Nông trại Phan Nam (xã Mỹ Khánh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Nâng chất sản phẩm OCOP Tịnh Biên

Nhằm nâng chất các sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) tại địa phương, UBND TX. Tịnh Biên (tỉnh An Giang) đã tăng cường quảng bá, xúc tiến thương mại, hướng dẫn các chủ thể nâng chất lượng sản phẩm, tiếp cận nhiều đối tác và thị trường tiềm năng.

Đề xuất khen thưởng 18 doanh nghiệp An Giang đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023

Chiều 10/3, Văn phòng UBND tỉnh An Giang cho biết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã có ý kiến, giao Sở Nội vụ phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang và các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh khen thưởng đột xuất 18 doanh nghiệp An Giang đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) năm 2023.

Chợ Mới nâng cao năng lực cạnh tranh

Thời gian qua, huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) quan tâm thực hiện nhiều giải pháp đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đô thị, nhằm tạo đà thúc đẩy kinh tế - xã hội (KTXH) ngày càng phát triển. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (DN) tiếp cận kịp thời các chương trình, chính sách hỗ trợ, đầu tư sản xuất, phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Trái cây Việt tiếp tục bứt phá

Xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì sự tăng trưởng khá cao từ đầu năm đến nay với mức 39%. Với việc Trung Quốc tăng thu mua mạnh trở lại, đặc biệt khi Việt Nam đang vào thời vụ nhiều loại trái cây có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường này được kỳ vọng sẽ giúp trái cây Việt tiếp tục bứt phá.

An Giang phát triển doanh nghiệp, hợp tác xã bằng khoa học và công nghệ

Toàn tỉnh có khoảng 7.000 doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa, 2 liên hiệp hợp tác xã (HTX) và 278 HTX. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN), kỹ thuật vào sản xuất góp phần đưa An Giang trở thành tỉnh nằm trong tốp đầu cả nước về sản lượng lúa, cá tra.

An Giang phát triển kinh tế tập thể

Những năm qua, kinh tế tập thể ở An Giang không ngừng được củng cố và phát triển. Trọng tâm là hợp tác xã (HTX) nông nghiệp, liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động. Đồng thời, hình thành vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, nâng cao hiệu quả sản phẩm trên một đơn vị diện tích.

Kỳ vọng xuất khẩu An Giang

An Giang đang tận dụng tối đa tiền đề từ năm 2022 khi nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng chủ lực của tỉnh đều có xu hướng tăng; tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do. Nhờ vậy, tình hình xuất khẩu hàng hóa những tháng đầu năm 2023 tương đối thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu quý I/2023 của tỉnh đạt trên 285 triệu USD, tăng 7,7% so cùng kỳ, đạt 24% kế hoạch năm.

Sẽ thành lập Liên đoàn Hợp tác xã lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long tại An Giang

Ngày 27/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và UBND tỉnh An Giang ký thỏa thuận hợp tác về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2023 - 2025.

An Giang ký kết thỏa thuận hợp tác về phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2023 – 2025

Sáng 27/4, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo và Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc phối hợp hoạt động phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã (KTTT, HTX) trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2023 – 2025.

Gắn kết doanh nghiệp khai thác thế mạnh An Giang

Nông nghiệp được xem là 'bệ đỡ', động lực thúc đẩy kinh tế An Giang phát triển. Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành nông nghiệp là tiếp tục vận động doanh nghiệp (DN), nông dân, hợp tác xã (HTX) tăng cường liên kết trong sản xuất, vừa ổn định đầu ra, vừa hướng đến nâng cao giá trị để khai thác thế mạnh nông nghiệp của tỉnh.

Kim ngạch xuất khẩu Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang-Antesco đạt 21,64 triệu USD

Sáng 14/4, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Nguyễn Thế An và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) Nguyễn Hoàng Minh đã chủ trì Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

Kết nối đưa hàng hóa vươn xa

ĐBSCL có nguồn nguyên liệu hàng hóa nông - thủy sản dồi dào, phong phú, trong khi TP. Hồ Chí Minh có nhiều hệ thống phân phối lớn, khẳng định được uy tín cả nước. Khi kết hợp, nông dân và doanh nghiệp (DN) miền Tây được hưởng lợi khi đầu ra sản phẩm đảm bảo, giá trị gia tăng cao, DN phân phối của TP. Hồ Chí Minh hưởng lợi khi có được nguồn cung chất lượng.

Đề nghị tuyên dương 18 doanh nghiệp An Giang đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao

Ngày 13/3, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh An Giang cho biết, đang đề xuất UBND tỉnh tôn vinh 18 doanh nghiệp An Giang đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) năm 2023. Việc tôn vinh, khen thưởng sẽ được trao nhân dịp Hội chợ HVNCLC hoặc Diễn đàn Mekong Connect 2023, do tỉnh An Giang đăng cai tổ chức.

Kết nối hàng hóa ĐBSCL với hệ thống phân phối TP. Hồ Chí Minh

Chiều 10/3, tại tỉnh Bến Tre đã diễn ra các hoạt động bên lề Hội nghị tổng kết Chương trình hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa TP. Hồ chí Minh với các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL.

Tập trung giải pháp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ nông nghiệp

Chỉ tiêu tăng trưởng từ 3,2 - 3,5% ngành nông nghiệp đặt ra cho năm 2023 được xem là khó trong bối cảnh còn nhiều thách thức phải đối mặt. Triển khai tái cơ cấu ngành nông nghiệp đồng bộ và hiệu quả, đẩy mạnh liên kết sản xuất, phát huy vai trò của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) trong xây dựng chuỗi giá trị là những giải pháp mang tính bền vững.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Nghị quyết 09-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã và đang được huyện An Phú (tỉnh An Giang) triển khai nhân rộng trên địa bàn. Qua đó, góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, chất lượng, tăng giá trị nông sản và giá trị gia tăng cho nông dân.

Phú Tân đẩy mạnh liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản

Từ thực tiễn và hiệu quả liên kết chuỗi trong sản xuất gắn với bao tiêu sản phẩm nông nghiệp của huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) thời gian qua cho thấy, việc liên kết không chỉ nâng cao giá trị sản xuất cho ngành nông nghiệp mà còn từng bước hình thành tư duy sản xuất hiện đại, mang tính thị trường cho người dân.

Nông sản rộng cửa xuất khẩu

Dự báo còn nhiều thách thức, nhưng ngành nông nghiệp vẫn kỳ vọng tiếp tục duy trì kỷ lục xuất khẩu trong năm 2023. Tuy nhiên, để tăng kim ngạch xuất khẩu, giới chuyên gia kinh tế cho rằng, doanh nghiệp nên khai thác các thị trường mới, thị trường ngách… Đồng thời cần tận dụng tối đa ưu đãi thuế quan mà các hiệp định FTA mang lại.

Bảo vệ đồng ruộng mùa Tết

Thời điểm sau Tết là giai đoạn rất quan trọng đối với vụ lúa đông xuân 2022-2023. Yêu cầu đặt ra là nông dân và cán bộ kỹ thuật nông nghiệp cần thường xuyên thăm đồng, nắm rõ tình hình dịch hại, chủ động phòng trừ nhằm đảm bảo năng suất, chất lượng cho vụ lúa quan trọng nhất trong năm.

An Giang: Lúa, cá, rau màu vươn ra biển lớn

Kết quả tăng trưởng của xuất khẩu năm 2022 là điểm sáng trong phát triển kinh tế An Giang. Mặc dù tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp (DN) đã tận dụng hết khả năng, đẩy mạnh hoạt động nên xuất khẩu có nhiều chuyển biến tích cực. Các sản phẩm chế biến nông, thủy sản tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là ngành hàng lúa gạo và thủy sản đông lạnh… góp phần nâng tầm giá trị và đưa nông, thủy sản tỉnh nhà vươn xa.

Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

Với phương châm 'Đổi mới, linh hoạt và hiệu quả', năm 2022, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Kiên Giang (Kitra) phát huy các nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mời gọi đầu tư và quảng bá du lịch, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh.

Gần 26.000 ha đậu nành rau và bắp non sẽ được liên kết sản xuất và tiêu thụ tại huyện Chợ Mới

Chiều 29/11, UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) và Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) tổ chức lễ ký kết hợp tác xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu, cây ăn trái trên địa bàn huyện

Liên kết nâng giá trị rau màu

Với sự hỗ trợ tích cực của các sở, ngành và sự nhiệt tình tham gia của Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco), vùng nguyên liệu liên kết với Antesco trên địa bàn An Giang có thể lên đến 20.000ha, trồng các loại bắp non, đậu nành rau, bắp ngọt, đậu bắp Nhật, ớt, khoai môn, xoài keo. Chuỗi liên kết giá trị rau màu trở nên bền vững hơn khi gắn với vai trò hợp tác xã (HTX).

Đưa sản phẩm nông nghiệp An Giang vươn xa

An Giang là vùng sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản lớn, nên hình thành nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, đặc sản đặc trưng của tỉnh. Để sản phẩm vươn xa, tỉnh đã và đang tăng cường hỗ trợ sản xuất - kinh doanh, xúc tiến thương mại, đưa nông sản tham gia sàn thương mại điện tử. Qua đó, góp phần nâng tầm giá trị, đưa nông sản tỉnh nhà đến nhiều người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Phát triển ít nhất 10 hợp tác xã liên kết với Antesco

Chiều 14/10, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang Nguyễn Sĩ Lâm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh An Giang Võ Chí Hùng và Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Rau quả thực phẩm An Giang (Antesco) Nguyễn Hoàng Minh đã cùng ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác về xây dựng vùng nguyên liệu theo chuỗi giá trị liên kết sản xuất và tiêu thụ rau màu, cây ăn trái trên địa bàn tỉnh An Giang.

Liên kết sản xuất trên xứ cù lao

Không chỉ là vùng chuyên canh cây nếp, huyện Phú Tân (tỉnh An Giang) đang đẩy mạnh liên kết với doanh nghiệp để chuyển đổi, mở rộng diện tích canh tác rau màu. Trong đó, UBND huyện tiếp tục mở rộng liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản với Công ty Cổ phần rau quả thực phẩm An Giang (Antesco).

Đa dạng mô hình nông nghiệp hiệu quả

Tận dụng lợi thế nông nghiệp, nông dân ở các địa phương trong tỉnh chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng với các mô hình hiệu quả, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất lớn, ít chịu ảnh hưởng từ biến động của thị trường. Bên cạnh đó, nông dân không ngừng tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm, chủ động đầu tư, ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật… Nhờ vậy, giúp tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với hợp tác xã

Trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, mô hình liên kết theo chuỗi giá trị được xem là giải pháp trọng tâm nhằm hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững. Trong đó, hợp tác xã (HTX) là chủ thể không thể thiếu trong liên kết chuỗi giá trị gắn với sản phẩm chủ lực của An Giang, đặc biệt là gắn kết với doanh nghiệp (DN) tiêu thụ.

Bảo vệ sản xuất vụ thu đông

Vụ thu đông có ý nghĩa rất lớn đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp và tăng trưởng chung của tỉnh, tác động đến đời sống người dân nông thôn. UBND tỉnh An Giang phân công nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành, địa phương hỗ trợ xuống giống đúng lịch thời vụ, chăm sóc tốt vụ thu đông, liên kết tiêu thụ sản phẩm của nông dân…

An Giang phát triển những vùng cây ăn trái bền vững

So về giá trị sản xuất trên cùng diện tích, cây ăn trái cho hiệu quả vượt trội so những loại cây trồng khác. Vấn đề cần quan tâm là xây dựng những vùng chuyên canh cây ăn trái đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP, được cấp mã số vùng trồng; liên kết với doanh nghiệp (DN) liên kết vùng nguyên liệu, thành lập hợp tác xã, hợp đồng tiêu thụ lâu dài, bền vững.