Cùng với những họa sĩ Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng tạo nên bộ tứ nổi tiếng của mỹ thuật Việt Nam. Nhiều bức tranh của ông được chọn làm Bảo vật quốc gia và được trưng bày trong các bảo tàng uy tín. Nhưng đằng sau những bức họa ấy là một Nguyễn Sáng với nhiều ước mơ còn dang dở...
Trong buổi trò chuyện tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của danh họa Nguyễn Sáng, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, họa sĩ Lương Xuân Đoàn xúc động nói về những di sản mà danh họa để lại cho hậu thế. 'Cuộc đời của họa sĩ Nguyễn Sáng để lại cho chúng ta bài học lớn, đó là làm thế nào để bảo trọng được phẩm cách nghệ sĩ. Ông lành sạch trong cuộc đời, lành sạch trong tư duy sáng tạo'.
Họa sỹ Nguyễn Sáng (1923 - 1988) được giới mỹ thuật tôn vinh là bậc thầy trong hội họa. Ông là một họa sỹ có nhiều đóng góp tiêu biểu cho hội họa hiện đại Việt Nam, là người mở đầu cho trào lưu sáng tạo mỹ thuật hiện đại trên nền tảng nghệ thuật truyền thống của cha ông.
Họa sĩ Nguyễn Sáng, một con người có sự nghiệp lẫy lừng trong nền hội họa Việt Nam, một trong hai bộ tứ huyền thoại của mỹ thuật Đông Dương 'Nhất Sáng, nhì Liên, tam Nghiêm, tứ Phái', yêu Hà Nội đến hơi thở cuối cùng, và cũng là người cô đơn đến hơi thở cuối cùng. Những câu chuyện về ông đã được hai họa sĩ thế hệ sau là Đặng Thị Khuê và Lương Xuân Đoàn chia sẻ trong buổi Art Talk của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh họa sĩ Nguyễn Sáng.
Nhắc tới cố họa sĩ Nguyễn Sáng - người duy nhất có hai tác phẩm được công nhận là bảo vật quốc gia, họa sĩ Lương Xuân Đoàn không khỏi nghẹn ngào.
Bộ tem kỷ niệm 100 năm sinh họa sĩ Nguyễn Sáng (1923-2023) thể hiện hình ảnh chân dung quen thuộc của họa sĩ và tác phẩm 'Giặc đốt làng tôi'.