Giữ thương hiệu cam Cao Phong

Chính quyền huyện Cao Phong đã thực hiện nhiều giải pháp định hướng, hỗ trợ người dân phát triển cây cam - giống cây chủ lực. Huyện đang thực hiện các giải pháp giữ gìn, phát triển thương hiệu cam Cao Phong, thực hiện có định hướng tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững

Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh đã được khẳng định. Chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế đều tăng. Từ những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tạo cho tỉnh bản đồ nông sản phong phú, đa dạng, mang đặc trưng riêng của từng địa phương.

Vượt khó hướng tới xây dựng huyện nông thôn mới Cao Phong

'Phấn đấu đến năm 2025, Cao Phong trở thành huyện nông thôn mới (NTM)' - đây là mục tiêu quan trọng được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Cao Phong lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025. Sau gần 2 năm thực hiện nghị quyết, các vùng quê trên địa bàn huyện đang nỗ lực chuyển mình, vượt khó vươn lên để hướng tới mục tiêu chung.

Huyện Cao Phong: Đầu tư đồng bộ hạ tầng, tạo đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Huyện Cao Phong được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/3/2002, đến nay đã hơn 20 năm. Trong chặng đường xây dựng và phát triển, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt khâu đột phá chiến lược là đầu tư đồng bộ hạ tầng phát triển KT-XH. Đây cũng là 1 trong 10 chương trình hành động trọng tâm nhằm tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVIII, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Huyện Cao Phong tái canh cây ăn quả có múi để phát triển bền vững

Sản phẩm cây ăn quả có múi (CAQCM) được xác định là 1 trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh, đây cũng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Để phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất CAQCM, ngày 16/9/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Là một trong những vùng sản xuất CAQCM chủ lực của tỉnh với tổng diện tích chiếm 30%, huyện Cao Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 'Đề án Tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025' nhằm tổ chức lại sản xuất, khép kín, đồng bộ, bền vững từ phát triển vùng nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm (TTSP).

Phát triển nông nghiệp bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới

Trong không khí phấn khởi chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày thành lập huyện Cao Phong, xã Bắc Phong vinh dự được công bố đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2021. Đây là xã thứ 5 của huyện đã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã NTM, cùng với các xã: Dũng Phong, Thu Phong, Nam Phong và Tây Phong.