ĐBP - Nằm trên đỉnh núi cao, bản Pu Cai, xã Ẳng Cang (huyện Mường Ảng) là nơi sinh sống của 27 hộ dân tộc Mông. Nhiều năm trước, đây là địa bàn khó khăn bậc nhất của xã; thêm vào đó, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội phức tạp. Nhưng hiện nay, đời sống người dân đang đổi thay từng ngày, bám dọc hai bên đường vào bản thấp thoáng những ngôi nhà khang trang, con đường từ trung tâm xã vào bản cũng dần được bê tông hóa, cuộc sống của người dân đã nhộn nhịp hơn trước...
Huyện miền núi Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh có khoảng 22 dân tộc sinh sống, trong đó có dân tộc Lào tại bản Phú Lâm, xã Phú Gia; dân tộc Mường tại bản Lòi Sim, xã Hương Trạch; dân tộc Chứt tại bản Rào Tre, xã Hương Liên; dân tộc Chứt tại bản Giàng, xã Hương Vĩnh... Tất cả các dân tộc thiểu số trên đều không có chữ viết riêng, chỉ có dân tộc Chứt ở bản Rào Tre và bản Giàng vẫn duy trì tiếng của dân tộc mình.
23h20 ngày 12/5/2021, tại khu vực khe Tuần, xã Hương Vĩnh (Hương Khê, Hà Tĩnh), người dân phát hiện 4 người đàn ông dùng trâu kéo 11 khúc gỗ tròn trong rừng ra đường giao thông Hương Vĩnh - Bản Giàng.
Trước những diễn biến mới của dịch Covid-19 tại Lào, lực lượng quân sự hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã điều động tăng quân thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, phòng chống dịch Covid-19.
Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 tại nước bạn Lào, nguy cơ dịch xâm nhập qua biên giới do các đối tượng vượt biên, nhập cảnh trái phép là hiện hữu. Bộ CHQS 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đã tăng cường cán bộ, chiến sĩ lên tuyến biên giới, lập thêm chốt, siết chặt quản lý người nhập cảnh qua biên giới Việt - Lào.
Đêm 22/3, tại huyện miền núi Lang Chánh (Thanh Hóa), chiếc xe tải mất lái khi vượt dốc cao đã đâm vào vách núi, lật nhào làm 7 người đi bốc gỗ keo thuê ở trên xe tử vong.
Khi tiết trời vào xuân, bà con dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cũng hòa mình vào không khí đón năm mới của dân tộc. Với nỗ lực chăm lo, hỗ trợ của Đảng và Nhà nước, người dân tộc thiểu số được đón tết ấm no, đủ đầy hơn.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yều cầu các đơn vị, địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh không được chủ quan mà phải tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Bước sang tuổi 32, Hồ Thị Kiên đã có thâm niên hơn 5 năm làm trưởng bản của đồng bào người Chứt tại Rào Tre (xã Hương Liên, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh). Chị là nữ 'thủ lĩnh' đầu tiên phá lệ làng khi bỏ lại lời thề thiêng nơi hốc đá, nuôi giấc mơ 'vượt núi' mà tổ tiên mình chưa hề nghĩ tới.
Mỗi cuối tuần, hai cô giáo lại vượt từng quả đồi đến nhà học sinh để vận động đi học. Đối với các cô, chỉ cần trẻ đến trường đầy đủ hàng ngày, đó đã là thành công.
Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị cơ sở; phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa bàn biên giới ngày càng vững mạnh là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng bộ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Hà Tĩnh lãnh đạo, thực hiện hiệu quả trong nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Sáng ngày 20-9, TT.Thích Chơn Tịnh, chùa Thường Quangcùng TT.Thích Huệ Công, chùa Long Hoa và Ban Bảo trợ Chữ Thập đỏ quận 8, anhNguyễn Anh Vũ (TP.HCM) đến bàn giao căn nhà tình thương.
Xác định việc học là con đường duy nhất để thoát khỏi nghèo khó và lạc hậu, nữ sinh Hồ Thị Hoài Linh (SN 2005, lớp 8 Trường THCS & THPT Dân tộc nội trú Hà Tĩnh) đang cố gắng từng ngày để có thể đạt được ước mơ...
'Làng mới nằm bên này, phía trong thung lũng, mới được thành lập cách đây 8 năm thôi. Làng cũ ở phía bên kia dãy núi, đi qua đèo này là đến. Đèo này vừa dốc vừa khó đi, ít nhiều thành trở ngại để bà con phát triển kinh tế. Làng bình yên lắm, nhưng nghèo' - anh Sùng A Sáng, Bí thư Chi bộ thôn Bản Giàng, xã Pa Cheo (Bát Xát) nói.
Chào mừng đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, hướng tới Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, tại các địa phương, đơn vị trong tỉnh đang triển khai nhiều hoạt động, phong trào thi đua sôi nổi, tạo sức lan tỏa, không khí thi đua phấn khởi trong cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân.
Được giao quản lý, bảo vệ hơn 31.276 ha rừng các loại, trong đó có nhiều vị trí dễ bị xâm hại, thời gian qua, Ban Quản lý (BQL) rừng phòng hộ Hương Khê (Hà Tĩnh) đã tập trung bố trí lực lượng, phương tiện và triển khai tốt các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc...
Từ đầu năm đến nay, thời tiết trên địa bàn huyện Phù Yên có nhiều diễn biến bất thường, rét đậm, rét hại, mưa đá, nắng nóng, lũ lụt, sạt lở... gây thiệt hại không nhỏ về tài sản của Nhà nước và nhân dân. Ngay sau các đợt thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Phù Yên đã tích cực giúp nhân dân khắc phục hậu quả; rà soát thiệt hại và kịp thời hỗ trợ các hộ dân nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất.
Nằm giữa đôi bờ sông Hồng, sông Chảy, huyện Bảo Yên hấp dẫn du khách bởi những làng quê xinh đẹp, thanh bình, no ấm. Ẩn sâu trong đó là những nét duyên văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số. Chỉ một điệu đàn tính, một lời hát then, vài đường kim, mũi chỉ trên thổ cẩm cũng làm say đắm bao người.
8 người dân tộc Chứt ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) trong lúc đi hái lá làm nón ở rừng đã bị mắc kẹt do nước lũ trên suối dâng cao.
Ngày 14-6, Báo SGGP và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh phối hợp tổ chức đưa thuốc chữa bệnh của Bộ Y tế đến các trạm xá quân dân y kết hợp thuộc Đồn Biên phòng Làng Ho, Cha Lo (tỉnh Quảng Bình) và Bản Giàng, Phú Gia (tỉnh Hà Tĩnh), để khám, chữa bệnh cho đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Trường Sơn.