Nhà hát lớn Hà Nội, cầu Long Biên, Bưu điện Hà Nội… là những công trình kiến trúc Pháp cổ tuyệt đẹp tại Hà Nội.
Sáng nay (9/10), tại Thư viện tỉnh Ninh Bình khai mạc triển lãm tranh cổ động với chủ đề 'Hồ Chí Minh cả cuộc đời vì nước, vì dân' do Sở Văn hóa và Thể thao Ninh Bình tổ chức.
Bản nhạc 'Tiến quân ca' do chính nhạc sĩ Văn Cao chép tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam (22/12/1994), chưa đầy 1 năm trước khi ông mất đã trở thành kỷ vật thiêng liêng với bao câu chuyện về Ngày độc lập, đang được trang bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Nằm tại một vị trí trang trọng trong triển lãm Ngày độc lập 2-9, bản nhạc Tiến quân ca của cố nhạc sĩ Văn Cao đã gợi lại thật nhiều cảm xúc cho người thưởng lãm. Màu giấy của bản nhạc ấy đã nhuốm màu thời gian, nhưng từng nốt nhạc, mỗi ca từ đều chứa đựng hồn thiêng sông núi.
Ngày 2/9/1945, trong bộ trang phục thể hiện phong cách giản dị của Người, Hồ Chủ Tịch đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cách nay 75 năm, sau lời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường Ba Đình, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức được khai sinh (2/9/1945). Gắn liền với sự kiện trọng đại này, có nhiều có nhiều hiện vật, tài liệu đến nay vẫn còn lưu giữ được.
Với hệ thống hiện vật đồ sộ, độc đáo cùng vị thế đặc biệt của mình, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia là một địa điểm lý tưởng để khám phá lịch sử văn hóa lâu đời và truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia có trưng bày một lá cờ hình chữ nhật màu đỏ, ngôi sao vàng ở giữa, dài 122cm, rộng 77cm, làm bằng vải sa tanh cổ thêu kim tuyến.
Bảo tàng luôn được coi là một địa chỉ không thể thiếu trong chương trình du lịch truyền thống, đặc biệt các chương trình du lịch văn hóa, lịch sử. Hà Nội là một thành phố có nhiều bảo tàng nhất trong cả nước, chia thành hai chủ đề chính, đó là chủ đề lịch sử, quân sự và chủ đề nghệ thuật – văn hóa – xã hội.
Sau gần 30 năm công tác tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, đến khi về hưu, bà Trần Thị Nhị, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ phường Phương Liên, quận Đống Đa, TP Hà Nội vẫn tích cực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và còn truyền cảm hứng cho mọi người cùng làm theo qua việc sưu tầm, biên soạn, kể lại những câu chuyện xúc động về Người.
Gần 30 năm công tác tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, trong đó có 18 năm làm thuyết minh, hướng dẫn khách tham quan trên hệ thống trưng bày, giới thiệu hiện vật tại bảo tàng đã cho bà cơ hội được tìm hiểu 'tư liệu sống' của Chủ tịch Hồ Chí Minh.