Giải thích cho đường đi bất thường của bão số 7, ông Nguyễn Văn Hưởng - Trưởng phòng Dự báo Thời tiết của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia cho hay, sau khi di chuyển vào biển Đông, bão số 7 chịu tác động tương tác với không khí lạnh. Đồng thời, bão còn chịu sự chi phối của 2 khối khí áp cao cận nhiệt đới nhánh phía Đông và phía Tây trên các tầng khí quyển độ cao 3.000-5.000m.
Trong 12 giờ tới, bão số 7 tiếp tục mạnh thêm sau đó suy yếu và ít có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta.
Bão số 7 di chuyển chậm trên khu vực Bắc biển Đông và gây ra sóng to, gió lớn trên biển. Trên đất liền, nắng sẽ là trạng thái thời tiết chủ đạo trong ngày đầu tháng 11 ở cả 3 miền.
Theo Ban Chỉ đạo quốc gia Phòng, chống thiên tai, hiện cơn bão số 7 (bão NALGAE) đang ở trên vùng biển phía Đông Nam khu vực Bắc Biển Đông…
Dự báo trong hai ngày tới bão số 7 sẽ tăng cấp rất nhanh, trở thành cơn bão rất mạnh trước khi tương tác với không khí lạnh và suy yếu.
Theo bản tin từ Đài Khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, sáng sớm nay 30-10, bão NalGae đã vượt qua khu vực phía Nam của đảo Lu-Dông (Phi-lip-pin) và đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 7 năm 2022.
Ngày 28/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ban hành văn bản số 556/VPTT gửi các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận về việc chủ động ứng phó với bão NALGAE.
Chiều ngày 28/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai (PCTT) đã gửi công văn 556/VPTT đến Ban Chỉ huy PCTT và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) các tỉnh, thành phố ven biển về việc chủ động ứng phó với bão Nalgae.
Bão số 6 mới tan đi được ít ngày, biển Đông lại đứng trước nguy cơ đón áp thấp nhiệt đới mới. Áp thấp nhiệt đới đang có xu hướng mạnh dần lên; nhiều khả năng trở thành cơn bão số 7 tác động đến đất liền nước ta.
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, đêm 17-10, bão số 6 đã đạt cường độ mạnh nhất cấp 12-13, giật cấp 15. Trong khoảng 6-12 giờ tới bão sẽ duy trì cường độ như vậy.
Quảng Nam, Quảng Ngãi còn hơn 430 tàu thuyền đang hoạt động trên biển. Hiện tại các tàu thuyền này đã nhận được thông báo về bão số 6.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh vừa có Công điện số 29 gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố ven biển; các đơn vị, sở ngành liên quan về việc chủ động ứng phó với diễn biến của bão NESAT, giảm thiểu thiệt hại do bão gây ra.
Bão số 6 (bão Nesat) có thể mạnh cấp 13, giật cấp 16 trong khoảng 24-48 giờ tới, sau đó bão sẽ suy yếu. Có 3 kịch bản bão ảnh hưởng tới đất liền.
Bão Nesat sẽ đi vào Biển Đông trở thành cơn bão số 6. Dự báo đến 13h ngày 17/10/2022, vị trí vùng bão cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 650km về phía Đông Bắc, cường độ mạnh cấp 12, giật cấp 15, di chuyển theo hướng Tây, 15 km/h, đi vào Biển Đông và có khả năng mạnh thêm.
Nhiều người dân cảm thấy bất ngờ và thích thú trước không khí se lạnh ở TP HCM trong sáng hôm nay
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, hồi 10 giờ ngày 14/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vào khoảng 14,3 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực Giữa Biển Đông, cách Đà Nẵng-Quảng Nam khoảng 310km về phía Đông Đông Nam.
Tiếp tục triển khai công tác phòng, chống bão số 4, BĐBP Quảng Ngãi đã điều động hơn 200 cán bộ, chiến sĩ triển khai công tác giúp dân neo cột tàu thuyền, chằng chống nhà ở.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công điện số 855/CĐ-TTg ngày 25/9/2022, tối 25/9, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong đã ký công điện hỏa tốc số 01/CDD - UBND đến các huyện thị xã, thành phố và các cơ sở, ban, ngành trong tỉnh để triển khai các biện pháp với bão Noru (bão số 4).
Tối 25/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong đã ký công điện hỏa tốc số 01/CĐ-UBND đến các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành trong tỉnh để triển khai các biện pháp ứng phó bão số 4 (Noru) đang hướng về biển Đông. Trong đó, yêu cầu các địa phương, sở, ngành, đơn vị liên quan tạm hoãn tất cả các cuộc họp không thật sự cấp bách để tập trung chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với bão, lũ.
Để phòng tránh siêu bão Noru, tỉnh Quảng Ngãi ấn định trước 18h ngày 27/9 sẽ hoàn thành di dời, sơ tán gần 85 nghìn dân tại các huyện, thị ven biển đến nơi trú ẩn an toàn.
Để chủ động ứng phó với bão Noru, tỉnh Quảng Ngãi dự kiến di dời, sơ tán 24.571 hộ với 84.426 khẩu.
Tỉnh Quảng Ngãi sẽ tổ chức di dời gần 85 nghìn dân đến nơi trú ẩn an toàn. Đồng thời, kết nối liên lạc với hơn 6.000 lao động trên biển.
Ngày 29/08, Bắc Bộ xuất hiện nóng cục bộ, miền Trung nóng diện rộng còn ở miền Nam thì mưa giảm nhanh.
Mưa to đã khiến khu đất cao phía sau nhà bà C.Th.Tr, sinh năm 1968, trú tại bản Nghịu Ten, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn, Sơn La sạt lở xuống nhà, làm bà Tr tử vong tại chỗ do bị đất vùi lấp.
Bão Ma-on mạnh cấp 10, giật cấp 12 và còn mạnh thêm, đang di chuyển với tốc độ rất nhanh vào biển Đông; sóng biển cao từ 5 -7 m, biển động rất mạnh.
Bão Ma-on đã mạnh lên cấp 9, giật cấp 12 trong sáng nay, dự báo sẽ tiếp tục mạnh thêm và đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 3 trên biển Đông trong mùa mưa bão năm nay.
Chiều 22/8, áp thấp nhiệt đới đang hoạt động ở phía Đông đảo Lu-dông (Phi-líp-pin) đã mạnh lên thành bão Ma-on. Dự báo, bão Ma-on sẽ đi vào Biển Đông và mạnh thêm.
Dự kiến áp thấp nhiệt đới ở phía Đông đảo Luzon (Philippines) có khả năng mạnh lên thành bão, sẽ đi vào vùng biển phía Đông Bắc biển Đông và trở thành cơn bão số 3.
Ngày 08/08, Văn phòng Bộ Công an có Công điện số 09/CĐ-V01 gửi Ban Chỉ huy ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự (Ban Chỉ huy ƯPT) chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên biển Đông.
Vùng áp thấp trên khu vực Bắc biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới. Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh bão, gây thời tiết xấu cho nhiều vùng biển. Trên đất liền, đêm nay và ngày mai, Trung Bộ và Tây Nguyên vẫn có mưa.
Trong khoảng 1-2 ngày tới, vùng áp thấp trên khu vực giữa biển Đông có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Hoàn lưu xa bão số 1 ảnh hưởng đến Lào Cai có xu thế yếu đi, nhiệt độ các khu vực trong tỉnh hạ, nắng nóng ở vùng thấp suy giảm.
Đồng chí Lương Trọng Quỳnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp
Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh BĐBP tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai chiều nay, 1/7, tất cả tàu thuyền hoạt động trên biển đã thoát khỏi vùng nguy hiểm do ảnh hưởng của bão số 1.
Ngày 2/7, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai đã chủ trì họp trực tuyến về công tác ứng phó bão số 1. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sơn La có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và các thành viên Ban Chỉ huy.
Theo thông tin từ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn BĐBP, tính đến sáng 1/7, 663 tàu/4.363 hoạt động tại khu vực từ Bắc biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) đã nhận được thông tin về bão số 1 và đang di chuyển thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Hiện tại bão số 1, có tên quốc tế là CHABA, vẫn đang di chuyển với tốc độ chậm trên khu vực Bắc biển Đông.
Cơn bão số 1 vẫn đang di chuyển trên khu vực Bắc biển Đông với tốc độ chậm, gây thời tiết xấu trên biển. Dù được dự báo không đi vào đất liền nước ta, nhưng bão vẫn gián tiếp gây mưa nhiều cho miền Bắc.