Trước diễn biến ngày càng khốc liệt và gây ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, ngày 24/2, UBND tỉnh Cà Mau đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp khắc phục thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn.
Sau khi đi thị sát thực tế, chiều 24-2, các chuyên gia trực thuộc các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Trường đại học Cần Thơ… đã cùng dự hội thảo bàn các giải pháp nhằm chung tay giúp tỉnh Cà Mau khắc phục các thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra…
Mặc dù mới đầu mùa khô nhưng nhiều nơi ở ĐBSCL đã thiếu nước ngọt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Những thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn dự báo sẽ khốc liệt hơn trong thời gian tới.
Mấy ngày qua, người dân ở xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) rất lo lắng bởi nguồn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp từ các sông, rạch đang đứng trước nguy cơ bị nhiễm mặn. Ngành chức năng huyện đang khẩn trương xử lý sự cố nước mặn xâm nhập vào vùng ngọt hóa với nhiều giải pháp.
Ngành chức năng huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau đang khẩn trương xử lý sự cố nước mặn xâm nhập vào vùng ngọt hóa với nhiều giải pháp.
UBND xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời xác nhận, rạng sáng 15/1, nước mặn từ sông Ông Đốc đã xâm nhập vào nội đồng vùng ngọt hóa thông qua cống thủy lợi tại ấp Trùm Thuật A, xã Khánh Hải, trực tiếp đe dọa đến hàng chục ngàn héc-ta lúa Đông - Xuân và hoa màu của người dân.
Nước mặn chảy luồn phía dưới đáy cống thủy lợi khiến hàng chục ngàn héc-ta lúa Đông - Xuân và hoa màu của người dân bị đe dọa.
Trước tác động xấu của biến đổi khí hậu trong khi hệ thống thủy lợi chưa hoàn thiện, các vùng sản xuất ngọt hóa của tỉnh bị mặn bủa vây tứ phía và ngày càng thu hẹp diện tích. Hệ thống nước ngầm nhiễm mặn, tài nguyên nước ngọt ngày càng khan hiếm, sản xuất khó khăn, tăng nguy cơ cháy rừng vào mùa khô…