Kinhtedothi – Bên cạnh tượng đài Lý Thái Tổ nổi tiếng, không phải ai cũng biết góc phía tây hồ Gươm còn có tượng đài vua Lê Thái Tổ được xây dựng vào cuối thế kỷ 19, là tượng đài cổ nhất của Hà Nội còn được lưu giữ đến nay.
Ngoài tượng đài Lý Thái Tổ nổi tiếng, tại Hà Nội còn có tượng vua Lê Thái Tổ được đúc bằng đồng, cao khoảng 1,2 m được đặt ở góc phía tây hồ Gươm
Chỉ đỗ Cử nhân nhưng được bổ làm Thượng thư bộ Học, tài năng xuất chúng và tâm đức của Cao Xuân Dục đã chứng minh 'học là sự nghiệp cả đời'.
Quán Thanh xuân số tháng Mười/2020 đặc biệt làm sao khi được phát sóng truyền hình trực tiếp trên VTV1 cùng ngày kỉ niệm Giải phóng Thủ đô, ngày khiến đa phần chúng ta đều cảm thấy bồi hồi lắng đọng nhớ về những câu chuyện xưa cũ. Khách mời của chủ đề 'Leng keng ngày tháng cũ' đều là những người gắn bó với Hà Nội từ rất lâu, là bác Lê Văn Lan, Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính, Nhà thơ Vũ Quần Phương, Nhạc sỹ Thành Chung, Nhà thiết kế Đức Hùng, NSƯT Lê Khanh.
Năm 1888, Hà Nội xảy ra một trận dịch tả lớn khiến nhiều người chết và lây lan sang cả binh lính thực dân Pháp đóng quân trong khu vực Đồn Thủy. Để ngăn chặn dịch, chỉ huy quân đội Pháp đã cách ly số binh lính bị bệnh, đưa họ vào khu vực trường thi Hương (nay là Thư viện Quốc gia ở phố Tràng Thi) để chữa trị.