Triển khai áp dụng Bộ chỉ số DDCI - đột phá cải thiện môi trường đầu tư

Cải thiện mạnh mẽ năng lực điều hành kinh tế và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh là những yêu cầu quan trọng hàng đầu nhằm tạo ra động lực bền vững trong định hướng thu hút nguồn lực cho phát triển kinh tế ở mỗi địa phương. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, trong đó 'tập trung cải thiện chỉ số xếp hạng năng lực cạnh tranh (NLCT) cấp tỉnh (PCI), phấn đấu trong giai đoạn 2021-2025 mỗi năm tăng tối thiểu 3 bậc'. Để tiếp tục duy trì, đẩy mạnh những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền tỉnh và nâng cao chỉ số PCI tỉnh Hòa Bình, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng Bộ chỉ số NLCT và Kế hoạch khảo sát đánh giá cảm nhận của doanh nghiệp (DN) về môi trường đầu tư, kinh doanh các huyện, thành phố và các sở, ngành tỉnh.

Hải Phòng công bố kết quả DDCI

UBND thành phố Hải Phòng vừa công bố kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) thành phố Hải Phòng năm 2021, dựa trên việc lấy ý kiến khảo sát tại các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể.

Hải Phòng công bố Chỉ số DDCI năm 2021

Sáng 20/6, Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả đánh giá Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban, ngành và địa phương (DDCI) của thành phố năm 2021.

Áp dụng Bộ chỉ số DDCI: 'Đòn bẩy' mạnh cho năng lực điều hành kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố và các sở, ban, ngành (DDCI) là một chỉ số tổng hợp sử dụng để khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh (HKD) về các khía cạnh khác nhau trong năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh (CTMTKD) của 10 huyện, thành phố và 26 sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh. Áp dụng DDCI nhằm đánh giá năng lực của chính quyền cấp huyện, cấp sở trong điều hành kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho các cơ sở kinh doanh tại địa phương. Từ đó, nghiên cứu các giải pháp giúp nâng cao Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) hàng năm, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, tồn tại của các lĩnh vực được khảo sát.