Bộ quy tắc ứng xử đối với các nhà cung cấp dịch vụ 'mua trước, trả sau' vừa được Singapore công bố nhằm bảo vệ người tiêu dùng, giúp họ thoát khỏi bẫy nợ.
Sự kiện phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của công ty xử lý thanh toán trực tuyến Stripe (Mỹ) đang rất được mong đợi trong giới công nghệ toàn cầu. Theo dự kiến, công ty sẽ IPO sớm nhất vào cuối năm 2023.
Theo dự báo mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trường (IDC), Đông Nam Á dẫn đầu về tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số ở mức 15,8% trong 5 năm tới, vượt xa Mỹ với 9,4% và Liên minh châu Âu (EU) với 8,7%, Hàn Quốc (12,7%) và Nhật Bản (10,2%), mở ra các cơ hội thương mại quan trọng cho khu vực.
Việc tăng độ tuổi tối thiểu cho các gói trả góp sẽ giúp bảo vệ thế hệ người mua sắm trẻ khỏi việc vượt quá khả năng tài chính của họ.
Các công ty khởi nghiệp ở giai đoạn hạt giống, từng không bị ảnh hưởng nhiều từ mùa đông tài trợ, cũng đang đối mặt với khó khăn. Theo DealStreetAsia, quy mô giao dịch vòng đầu tiên đã giảm trong quý II nói riêng và nửa đầu năm 2023 nói chung…
Theo dữ liệu từ BuildWith được Merchant Machine thống kê và công bố, Fundiin được xác định là giải pháp Mua trước Trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL) phổ biến nhất tại Việt Nam, bên cạnh nhiều tên tuổi BNPL quốc tế lớn thống trị thị phần lĩnh vực Trả sau tại các quốc gia khác.
Hình thức trả sau của Fundiin có thể giúp đối tác gia tăng giá trị đơn hàng trung bình (AOV) đến gấp 2 lần so với các phương thức ví điện tử.
Trong thị trường mua trước, trả sau đầy tiềm năng, với sự góp mặt của cả start-up kỳ lân, ngân hàng, công ty tài chính và ví điện tử…, doanh nghiệp muốn trụ vững cần phải có chiến lược phù hợp.
Các yếu tố như sự tiện lợi, tương tác và trải nghiệm liền mạch đang nổi lên như một sự khác biệt giữa các không gian thương mại điện tử…
Lĩnh vực mua trước trả sau tại Việt Nam dường như đang trải qua giai đoạn thanh lọc khốc liệt, khi gần đây một Kỳ lân ngoại là Atome đã tuyên bố rút khỏi thị trường, còn startup Ree-Pay đang tìm cách bán mình cho ngân hàng.
Nhìn từ trường hợp công ty tài chính Atome vừa rút lui khỏi Việt Nam chỉ sau một năm hoạt động sẽ thấy quy luật đào thải (bất kể là khối ngoại hay khối nội) và tính chất cạnh tranh khắc nghiệt trên thị trường 'mua trước, trả sau'. Và dù đây là lĩnh vực còn nhiều dư địa phát triển nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp lường trước những rủi ro, và có hành lang pháp lý rõ ràng hơn.
Ngoài ngân hàng số Timo, hệ sinh thái Phoenix Holdings bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động tích cực trong lĩnh vực tài chính như: VietCredit, Kredivo, Advance, Công ty chứng khoán VietCap và ngân hàng BV Bank.
Nhằm hiện thực hóa mục tiêu 'Khách hàng hạnh phúc', SHBFinance mang lại sản phẩm tài chính số thông minh, tiện lợi cho khách hàng với toàn bộ quy trình tự động và phê duyệt khoản vay chỉ trong 10 phút.
Mua trước trả sau đang nở rộ trên các trang thương mại điện tử trong nước, cung cấp các khoản vay ngắn hạn để người mua nhận được hàng ngay và trả chậm trong nhiều tuần hoặc vài tháng.
Thông qua sự hợp tác đầu tiên giữa hình thức Mua trước Trả sau (Buy Now Pay Later - BNPL) và lĩnh vực phim chiếu rạp tại Việt Nam, khán giả LOTTE Cinema có thể mua vé xem phim và trả sau trong 30 ngày hoặc chia 3 kỳ thanh toán hoàn toàn miễn phí, miễn lãi...
Chưa bao giờ thị trường tài chính tiêu dùng ở phân khúc của các công ty tài chính tiêu dùng, tài chính công nghệ (fintech) lại gặp khó khăn, phải thu hẹp quy mô hoạt động như hiện tại.
Trong hai năm qua, các tập đoàn Nhật Bản thực hiện hàng loạt các vụ thâu tóm và tung ra nhiều sản phẩm mới tại Đông Nam Á và một trong những mục tiêu được các tập đoàn này hướng đến là Indonesia, nền kinh tế lớn nhất khu vực ASEAN. Về phần mình, chính phủ nước này cũng đã có những quy định để bảo vệ người tiêu dùng trước các sản phẩm tài chính mới này.
Ở Việt Nam, mua trước trả sau là lĩnh vực mới phát triển và còn manh mún. Tuy nhiên, nhìn vào lịch sử phát triển ở các thị trường tài chính lớn, nếu không nhanh chân, các ngân hàng có thể bị mất 'miếng bánh' tỷ đô.
Tổng nợ thẻ tín dụng ở Mỹ đang ở mức kỷ lục gần 1.000 tỷ USD, trong khi lãi suất thẻ tín dụng nước này hiện lơ lửng trên 20%/năm.
Các nhà bán lẻ trực tuyến sử dụng các thủ thuật và công cụ tâm lý để khiến người tiêu dùng mua hàng nhiều hơn. Một trong số đó là 'nỗi sợ bị bỏ lỡ' của người mua hàng, hay còn gọi là 'FOMO'.
Nhiều quốc gia vẫn chưa có khung pháp lý rõ ràng cho các nhà cung cấp dịch vụ thanh toán linh hoạt này…
Theo giới phân tích, thị trường tài chính tiêu dùng còn nhiều dư địa tăng trưởng bởi quy mô dư nợ vay tiêu dùng của Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 27,17% GDP so với tỷ lệ trung bình 60-70% GDP của các nước trong khu vực châu Á. Tuy nhiên, trước khi đánh thức tiềm năng, cần gia cố cơ sở hạ tầng cho thị trường, bao gồm ba vấn đề: hành lang pháp lý chặt chẽ liên quan đến lãi suất cho vay, thu hồi nợ và hệ thống chấm điểm tín dụng cá nhân đủ tiêu chuẩn…
Hoạt động tài chính tiêu dùng đang ngày càng trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho người yếu thế. Tuy nhiên, hoạt động này đang gặp nhiều vấn đề đặc biệt liên quan đến thu hồi nợ. Nhiều ý kiến cho rằng cần có một luật riêng trong lĩnh vực này vừa bảo vệ công ty tài chính vừa bảo vệ khách hàng.
Trong khi các công ty công nghệ tài chính (fintech) đình đám ở châu Âu và Mỹ trải qua một giai đoạn đáng quên lãng với mức định giá sụt giảm thê thảm do môi trường vĩ mô bất ổn, các đối thủ ở châu Á vẫn thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ.
Theo trang Vietnam-Briefing, với tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng thấp và nhu cầu tiêu dùng dần tăng cao, lĩnh vực mua ngay, trả sau (BNPL) tại Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển và thu hút một số lượng lớn các công ty tham gia.
Phiên bản phần mềm iOS 16 đã cập nhật nhiều tính năng hữu ích nhưng ít được người dùng iPhone biết đến.
Khoảng bảy trong số 10 người dân không có tài khoản ngân hàng và không được bảo lãnh để vay ngân hàng, điều này đã mở ra cơ hội cho fintech tiếp cận nhanh chóng thị trường Việt Nam.
Theo công ty kiểm toán KPMG, các khoản đầu tư vào lĩnh vực tài chính công nghệ (Fintech) tại Singapore đã đạt mức cao nhất trong vòng 3 năm là 4,1 tỷ USD từ 250 giao dịch.
Những năm qua, các doanh nghiệp toàn cầu ngày càng đầu tư nhiều hơn cho hoạt động trực tuyến, hội nhập quá trình chuyển đổi số để trở nên linh hoạt và cạnh tranh hơn trong nền kinh tế mới. Chính phủ Thái Lan mới đây cũng khởi động chương trình chuyển đổi số quốc gia, nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp kỹ thuật số phát triển và đào tạo kỹ năng cho người lao động, hướng tới đón đầu cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn cầu.
Ngoại trừ Brazil, cho tới thời điểm này, các thị trường bên ngoài Đông Nam Á và Đài Loan (Trung Quốc) của Shopee đều không đạt được kết quả tích cực.
Có thống kê cho thấy, cứ mỗi giây, người Việt lại sử dụng ít nhất một dịch vụ Fintech (công nghệ tài chính). Đây là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này và thực tế cho thấy, nhiều nhà đầu tư đã 'nghiêm túc hơn' khi bỏ tiền vào thị trường Fintech Việt Nam.
Dù gần giống như thẻ tín dụng hay nhiều phương thức trả góp khác với mục tiêu thúc đẩy tiêu dùng, góp phần thay đổi thói quen mua sắm theo hướng thuận lợi hơn, nền tảng mua trước trả sau Fundiin đã phá bỏ một số giới hạn của lĩnh vực tài chính tiêu dùng truyền thống, với đích đến cuối cùng là đưa tới khách hàng trải nghiệm nhanh nhất, thuận tiện nhất với mô hình 'không phí, không lãi'.
Sau làn sóng ví điện tử, hình thức 'mua trước trả sau' cũng góp thêm nhiệt cho mùa mua sắm cuối năm, được người tiêu dùng lựa chọn khi mua sắm mà không phải trả tiền ngay, có thể trả góp với lãi suất ưu đãi hay thậm chí 0%.
Chọn hướng đi khác biệt, tập trung phục vụ phân khúc nhà bán hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa là chiến lược của SmartPay, nhằm hỗ trợ hàng triệu tiểu thương bắt nhịp xu hướng 4.0.
Giám đốc của MasterCard tại Thái Lan cho biết Thái Lan đứng đầu danh sách với 94% số người đã sử dụng thanh toán điện tử theo nhiều hình thức, bao gồm quét mã QR và thanh toán bằng ví điện tử.
Chọn hướng đi khác biệt, tập trung phục vụ phân khúc nhà bán hàng siêu nhỏ, nhỏ và vừa là chiến lược của SmartPay, nhằm hỗ trợ hàng triệu tiểu thương bắt nhịp xu hướng 4.0 một cách dễ dàng và cùng nhau sát cánh phát triển.
Bên cạnh các tên tuổi đã tham gia vào thị trường BNPL tại Việt Nam như: MoMo, Fundiin, hay Kredivo, ZaloPay là ông lớn tiếp theo gia nhập.
Bất chấp những dự đoán về một mùa mua sắm không mấy suôn sẻ do khủng hoảng chi phí sinh hoạt trong năm nay, người trẻ Gen Z vẫn chi rất nhiều tiền trong các dịp lễ hội.
Sau một mùa mua sắm trực tuyến bùng nổ trong đại dịch Covid-19, mô hình BNPL bắt đầu gặp khó khăn khi chi tiêu của người dùng giảm xuống.
Dịch vụ mua trước - trả sau rất tiện lợi nên ngày càng nhiều người Australia sử dụng không kiểm soát được chi tiêu và bị lún sâu vào vòng tròn nợ nần.
Năm 18 tuổi, Sarah Pfefferle đã tiết kiệm được 16.000 USD để chuẩn bị cho việc mua nhà trong tương lai. Rồi cô bắt đầu dùng dịch vụ 'mua trước, trả sau' (buy now, pay later - BNPL) và 'hủy hoại tất cả mọi thứ'...