Qua phố chăn vịt

Đang là phố thị nhà cao cửa rộng, đi vòng ra sau đường Tây An – Bờ Hồ (phường Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang), lại là những khoảnh ruộng nhỏ. Mà hễ ở đâu có ruộng, thì người chăn vịt chạy đồng sẽ tìm tới. Vậy nên mới có câu chuyện 'qua phố chăn vịt' này.

Bếp từ thiện - nơi hội tụ những tấm lòng nhân ái

Đến nay, bếp từ thiện của Cơ sở nhân đạo xã hội bệnh viện (thuộc Hội Chữ thập đỏ An Giang) đã hoạt động 40 năm. Mỗi ngày, các tình nguyện viên (đa phần là cô, chú lớn tuổi) cùng nhau đóng góp sức người, sức của, lặng lẽ nấu tặng hàng ngàn suất cơm, cháo, nước sôi... miễn phí cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân ở 4 bệnh viện: Đa khoa Trung tâm (ĐKTT) An Giang, Sản - Nhi An Giang, Tim mạch An Giang, Mắt - Tai mũi họng - Răng hàm mặt An Giang.

Những người tuổi Dần, tên Dần... Bình dị

Cách Tết Nguyên đán hơn một tháng, ông bạn đồng nghiệp réo rắt 'alo': 'Tết con Hổ này, ông định viết đề tài nào vậy?'. Tôi kêu khó quá. Hết bão lũ miền Trung năm trước đến lình xình giới showbiz, từ thiện, cứu trợ năm sau. Hai năm qua dịch dã Covid-19 dai dẳng, triền miên. Có những thời điểm như làm tê liệt các hoạt động... Ông bạn đồng nghiệp cuối cùng cũng 'phán': 'Viết chân dung văn nghệ sĩ hoặc những người nổi tiếng vẫn là 'Hot' nhất'. Tôi ậm ừ bóp trán: để xem? Đột nhiên, tôi đặt vấn đề ở chiều ngược lại: không viết chân dung những người nổi tiếng, mặc dù có những năm báo tết tôi từng viết. Tôi viết về những người tuổi Dần, tên Dần mà không phải là... người của công chúng, nhân năm con Hổ xem có gì khác biệt?

Ấm lòng hơn từ căn bếp nhân đạo mới

Trụ sở của Cơ sở nhân đạo xã hội bệnh viện (thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh An Giang) được xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 11-2019 là niềm mơ ước của biết bao tấm lòng thiện nguyện gắn bó nhiều năm nay với cơ sở. Bởi việc có một nơi khang trang, sạch sẽ tạo điều kiện cho tình nguyện viên tiếp nối việc sẻ chia những suất cơm, cháo, nước sôi đến với những hoàn cảnh ốm đau đang chữa trị tại các bệnh viện trung tâm của tỉnh.

Hào phóng nối nhịp cầu nông thôn

Khi UBND tỉnh triển khai Đề án xã hội hóa đầu tư xây dựng cầu giao thông nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2016-2020, không ít người thấy 'ngán' với mục tiêu xây dựng 481 cây cầu chỉ trong 5 năm. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, sự chung sức của các doanh nghiệp, nhà hảo tâm, đặc biệt là tấm lòng hào sảng của nông dân An Giang theo đúng nét đặc trưng của người Nam Bộ, các vùng quê giờ đây đã được kết nối bởi những cây cầu vững chãi.

Hai lúa chế công nghệ xây cầu siêu nhanh, như trò chơi biến hình

Ngỡ như trò chơi lắp ráp của trẻ con, một 'kỹ sư nông dân' trình độ… trường làng đã phát minh ra cách xây cầu 'siêu tốc', với chi phí rẻ, độ bền lại rất cao…