Có người gọi ông là 'Ông Danh cầu'. Có người thì gọi là 'Ông Danh thiện nguyện'. Lại có người gọi bằng bằng cái tên thân thiện 'Ông Danh cựu chiến binh'… Đó đều là những cái tên gắn với công việc và tâm huyết của người đàn ông Tây Nam Bộ đã ngoài bảy mươi tuổi Huỳnh Công Danh.
'Khám phá bưng biền', đấy là cách nói giản tiện chứ thực tình thì câu này dài lắm, đó là được 'ngồi bè đi trong rừng tràm, vừa thong thả ngắm trời mây sông nước, vừa thò tay xuống bắt tôm bắt cá. Sau đó khoắng cho sạch rồi bỏ ngay vào nồi nước lèo đang sôi sùng sục. Lại vừa đi vừa ăn vừa được nghe đờn ca tài tử nữa chứ'.
Khi đã quen thân nhau rồi tôi mạnh dạn hỏi thật: 'Anh vốn là một chiến sĩ giải phóng quân rồi thành cán bộ Công an. Điều gì đã đưa anh đến với điện ảnh hơi muộn?'. Ông đạo diễn kiêm nhà sản xuất phim và kiêm luôn chức Giám đốc Hãng phim Chợ Lớn cũng chân thật trả lời: 'Chắc là vì tôi quá yêu mến cải lương'.
Tại huyện An Phú (tỉnh An Giang), một nhánh nhỏ sông Hậu tách ra ở ngã 3, ôm dọc vùng đầu nguồn tiếp giáp Campuchia. Nhánh nhỏ ấy cũng chẳng nhỏ đâu, đủ rộng để ôm cuộc sống người dân địa phương vào lòng, mang tên gọi thân thương: Rạch Bình Ghi.
Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, đ/c Ba Chà đưa 2 con trai lớn ra Bắc, sau đó được Nhà nước cho ra nước ngoài học tập. Vừa kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, quân đội được Đảng, Nhà nước củng cố lại, xây dựng các đơn vị chính quy.
Hát-ha-cốp dặn cha đón xe kéo đến số nhà... đường 20, còn ông lên xe hơi đi tiếp, sau đó ông đưa cha về ở chung vài ngày, nghe tình hình gia đình, làng xóm, đất nước rồi cho cha ít tiền, hối trở về Rạch Giá báo tin cho gia đình. Hát-ha-cốp có nhiều cuộc gặp gỡ với giới chủ Ấn tại Sài Gòn. Với tư cách là thủ lĩnh tinh thần của họ, ông đề nghị bãi bỏ việc thu tiền bến bãi của những người buôn bán nhỏ. Ông thống nhất việc thành lập Công ty giết mổ Chánh Hưng (đặt tại quận 8 ngày nay), ký hợp đồng cung cấp cho quân đội Nhật 300 con bò được giết mổ, ướp nước đá mỗi tuần, sau đó Hát-ha-cốp trở về chùa Prệp-pra ở Nam Vang tiếp tục đóng vai 'Phật sống'.
Tác giả bài viết đã được ở lại nhà trong 2 ngày 1 đêm để nghe cụ kể lại một câu chuyện dài với những chi tiết lạ lùng như thần thoại! Nhân kỷ niệm 123 năm ngày sinh của chiến sĩ cách mạng Lưu Công Danh, Chuyên đề Công an TPHCM kính mời độc giả đón xem loạt bài về cuộc đời vị 'Phật sống' rất đặc biệt này!
Sáng sớm, chiều muộn trên những tuyến đường lớn, nhỏ ở TP.Biên Hòa thường xuất hiện những 'cua-rơ' nghiệp dư trên những chiếc xe đạp thể thao. Với họ, việc đạp xe là một đam mê, vừa rèn luyện sức khỏe vừa có dịp khoe 'ngựa sắt' với bạn bè.