Tấm văn bia được khắc trên vách núi (huyện Con Cuông, Nghệ An) ghi lại chiến công của quân dân nhà Trần khi bảo vệ bờ cõi phía Tây Nam Tổ quốc.
Tấm văn bia được khắc trên vách núi (huyện Con Cuông, Nghệ An) ghi lại chiến công của quân dân nhà Trần khi bảo vệ bờ cõi phía Tây Nam Tổ quốc.
Bia Ma nhai thuộc quần thể di tích Ngũ Hành Sơn không chỉ thu hút du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt vời mà còn bởi giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc của thành phố Đà Nẵng.
Được ví như nơi chưng cất giá trị văn hóa, bia Ma nhai tại Khu du lịch danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn) là di sản đầu tiên ở thành phố Đà Nẵng được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đi cùng với niềm tự hào sở hữu những giá trị văn hóa vượt thời gian của di sản này, thành phố Đà Nẵng sẽ có những biện pháp tích cực để phát huy giá trị cũng như bảo tồn cho thế hệ mai sau.
Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) là những tư liệu cực kỳ giá trị, đặc sắc, thể hiện rõ tính giao thoa, hòa điệu về kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia như Nhật Bản - Trung Hoa - Việt Nam tại Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX. Đây là các tác phẩm trên đá độc đáo ấn tượng - loại di sản tư liệu này có số lượng ghi danh khiêm tốn trong các danh sách di sản tư liệu khu vực, thế giới và là đầu tiên ở Việt Nam.
Đà Nẵng khẳng định sẽ nỗ lực thực hiện tốt hơn sứ mệnh bảo vệ và phát huy giá trị 'Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn'....
Ngày 26/11/2022, trong Hội nghị toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Hàn Quốc, 'Ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, Việt Nam' chính thức được công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Bia ma nhai tại danh thắng Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng và Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) chính thức trở thành Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Những năm qua, không chỉ nhiều di tích văn hóa, lịch sử, di tích cấp quốc gia bị xâm hại, làm mới mà nhiều bảo vật quốc gia cũng đã bị tác động và thiếu phương án bảo vệ hiệu quả. Các cơ quan chức năng cần có nhiều biện pháp quyết liệt hơn, để không chỉ bảo vệ những bảo vật quốc gia, mà còn giúp những giá trị của bảo vật được lan tỏa, phát huy.
Bia Ma nhai Ngự chế là tên gọi bài thơ khắc trên vách núi của của Vua. Sinh thời, vua Lê Thái Tổ ít làm thơ nhưng đã để lại cho hậu thế 3 bài thơ tuyệt tác đều khắc trên vách đá. Trong đó, bài thơ đầu tiên được các nhà nghiên cứu Hán Nôm phát hiện trên vách đá nằm bên một ngọn núi Phja Tém ở xã Bình Long (huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng) vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia.
Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định công nhận 27 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia (BVQG).
Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công nhận 27 bảo vật quốc gia. Trong đó có những bảo vật như Trống đồng Quảng Chính, Bia Vĩnh Lăng, 12 Bia Tiến sĩ Văn Miếu Bắc Ninh...
Thủ tướng vừa có quyết định công nhận 27 hiện vật, nhóm hiện vật là bảo vật quốc gia đợt 8, đợt xét duyệt năm 2019.