Được biết, loại phần mềm gián điệp được phát hiện gọi là 'zero click', có khả năng tấn công người dùng mà không cần bất kỳ tương tác nào từ phía họ.
Một công ty bảo mật của Israel đang liên tục khai thác thành công lỗ hổng zero click của iOS để bẻ khóa iPhone.
Các nhà nghiên cứu tại Citizen Lab (Canada) đã phát hiện nhà sản xuất phần mềm gián điệp NSO Group (Israel) đã triển khai ít nhất ba vụ tấn công zero-click mới với iPhone vào năm 2022, tìm cách thâm nhập hệ điều hành iOS.
Meta (công ty mẹ của Facebook) cho biết họ đã ngăn chặn không dưới 200 hoạt động bí mật, trấn áp hàng loạt công ty phần mềm gián điệp kể từ năm 2017 tại khoảng 70 quốc gia.
Mới đây, Reuters đã thực hiện nhiều giờ phỏng vấn đối với 6 người bị kết tội hoạt động gián điệp từ năm 2009 đến năm 2015 và 10 cựu quan chức tình báo Mỹ, nghiên cứu hồ sơ liên quan, và phỏng vấn những người quen biết 6 điệp viên xấu số nói trên.
Google cho biết họ đã tìm ra công cụ chuyên theo dõi dữ liệu người dùng từ một công ty Italy có tên RCS Lab.
Google cho biết công cụ hack của một công ty Ý đã được sử dụng để theo dõi nhiều người dùng iPhone và smartphone Android ở Ý, Kazakhstan.
Theo Reuters, phần mềm gián điệp Pegasus đã được sử dụng để nhắm mục tiêu vào các quan chức cấp cao thuộc Liên minh châu Âu (EU), bao gồm cả Ủy viên Tư pháp châu Âu.
Sử dụng kỹ thuật ForcedEntry, hai công ty Israel cài phần mềm gián điệp lên iPhone mà không cần người dùng bấm vào đường dẫn chứa mã độc.
Apple mới đây đã phát hành một bản vá phần mềm quan trọng để sửa một lỗ hổng bảo mật có thể cho phép tin tặc thâm nhập trực tiếp vào iPhone và các thiết bị Apple khác.
Citizen Lab, công ty giám sát mạng có trụ sở tại Israel đã phát hiện một công cụ đột nhập vào iPhone của Apple bằng kỹ thuật chưa từng thấy trước đây và được sử dụng ít nhất từ tháng 2 năm nay.
'Dự án Pegasus' - cuộc điều tra của liên minh các cơ quan báo chí quốc tế - đã vạch trần một phần mềm gián điệp do NSO phát triển, khiến nhiều quốc gia sốt sắng vào cuộc. Nhưng, Pegasus là gì, và vì sao lại khiến các nước lo ngại đến vậy?
Nhiều chính trị gia, giám đốc doanh nghiệp, nhà báo và các nhà hoạt động trên thế giới được cho là đã bị theo dõi bằng phần mềm gián điệp Pegasus do công ty công nghệ NSO Group của Israel phát triển.Ngày 19-7, Reuters đưa tin, đây là kết quả của cuộc điều tra về một vụ rò rỉ dữ liệu do Forbidden Stories-một tổ chức truyền thông phi lợi nhuận có trụ sở tại Paris (Pháp) dẫn đầu. Tờ The Guardian của Anh, một trong 17 hãng truyền thông tham gia cuộc điều tra, khẳng định đã phát hiện được mức độ lạm dụng phần mềm gián điệp Pegasus 'một cách liên tục với quy mô lớn'. Đây là phần mềm có khả năng xâm nhập vào các điện thoại thông minh (smartphone), cho phép trích xuất tin nhắn, hình ảnh, thư điện tử (email), ghi âm các cuộc gọi và bí mật kích hoạt micro. Theo đó, vụ rò rỉ dữ liệu cho thấy có hơn 50.000 số điện thoại di động được các khách hàng của NSO Group quan tâm kể từ năm 2016 cho đến nay. 'Quy mô vụ việc quả thực gây sốc so với những gì chúng ta được chứng kiến trước đây', chuyên gia Bill Marczak tại trung tâm nghiên cứu Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) nhận định với kênh truyền hình Al Jazeera.Bên ngoài văn phòng của công ty NSO Group tại Israel.Ảnh: AP
Theo một chuyên gia về giám sát, đây là lần đầu tiên iPhone được sử dụng cho ý đồ xấu. Trước đó, cảnh sát thường tận dụng chức năng định vị Find My để truy tìm kẻ trộm.