Các nghiên cứu cho thấy, khi một nước thực thi trợ cấp để nâng cao cạnh tranh của các nhà sản xuất nội địa, các nước khác cũng sẽ tìm cách đáp trả bằng các chính sách bảo hộ theo cách riêng.
Số liệu gần đây từ Cục Thống kê Dân số Mỹ cho thấy thâm hụt thương mại hàng hóa của nước này với Trung Quốc đã tăng cao hơn trong năm 2022 so với khi ông Donald Trump làm Tổng thống.
Mối quan hệ Mỹ - Liên minh châu Âu (EU) rơi vào tình trạng căng thẳng khi nhiều nước châu Âu phản ứng với chính sách mới của Mỹ về trợ cấp chống biến đổi khí hậu, dưới hình thức Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) được Tổng thống Mỹ Joe Biden ban hành hồi tháng 8/2022.
Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tìm kiếm một giải pháp cho những quan ngại của EU về Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) mà Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký hồi tháng 8. EU lo ngại đạo luật này sẽ cản trở đầu tư vào công nghệ xanh trên toàn EU và làm tăng nguy cơ xảy ra chiến tranh thương mại xuyên Đại Tây Dương.
Lãnh đạo một số nước EU thống nhất rằng, nếu Mỹ không thu hẹp các biện pháp EU sẽ đáp trả, điều này có thể đẩy mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương vào cuộc đối đầu thương mại mới.
Mỹ đặt mục tiêu tăng số lượng hàng hóa và dịch vụ do các công ty trong nước sản xuất từ 55% hiện nay lên 60% và kế hoạch tăng dần lên 75% đến năm 2029, theo tờ SCMP.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Nhà Trắng đã công bố các bước tập trung vào khả năng phục hồi chuỗi cung ứng dài hạn, một động thái đánh dấu một năm kể từ khi Tổng thống Biden ký sắc lệnh điều hành nhằm tăng cường chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Doanh số xuất khẩu hàng quân sự của Mỹ trong tài khóa 2021 đã giảm 21%, đạt doanh thu 138 tỷ USD, nguyên nhân là chính quyền của Tổng thống Joe Biden điều chỉnh một số quy định về xuất khẩu vũ khí.
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden sẵn sàng cạnh tranh trở lại bằng cách tái lập sức mạnh kinh tế.