Hơn nghìn hộ dân khu vực đất bãi giáp sông Hồng tại phường Cự Khối, quận Long Biên, sống chung với lụt lội, nhà cửa ngập, không có điện, nước sạch.
Hồi 10 giờ ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (BCH PCTT, TKCN & PTDS) tỉnh Thanh Hóa đã phát đi Công điện số 13 để báo động I trên sông Yên.
Bộ Công an yêu cầu Giám đốc Công an các địa phương bảo đảm công tác an ninh trật tự tại cơ sở với mục tiêu bảo đảm an toàn, sức khỏe, tính mạng cho nhân dân là trên hết, trước hết.
Tính đến trưa nay, quận Bắc Từ Liêm đã di dời toàn bộ 836 hộ ngoài đê sông Hồng, thuộc 4 phường Đông Ngạc, Liên Mạc, Thụy Phương, Thượng Cát đến nơi an toàn.
Trong những ngày qua, công tác ứng phó với bão và mưa, lũ kèm theo trên địa bàn Thủ đô tiếp tục được triển khai nhanh chóng, kịp thời.
Triển khai ngay các biện pháp để ngăn chặn, giảm thiểu dòng chảy về thủy điện Thác Bà; thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ công tác vận hành, quản lý, xả lũ của các nhà máy thủy điện… là những nội dung chỉ đạo trong Công điện số 13 ngày 10/9/2024 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc triển khai các biện pháp khẩn cấp bảo đảm an toàn, vận hành đập thủy điện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.
Từ ngày 9/9 đến đêm 10/9, mực nước sông Hồng liên tục dâng cao khiến nhiều khu dân cư ở quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Long Biên… bị ngập. Nhằm đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản của nhân dân, các địa phương nêu trên đã tập trung mọi nguồn lực, tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm.
Theo báo cáo của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) quận Long Biên ngày 10/9, Quận ủy, UBND quận, BCH PCTT&TKCN quận đã chỉ đạo tập trung khắc phục các thiệt hại do cơn bão gây ra, thu dọn cây cối gãy đổ để đảm bảo an toàn giao thông...
Thông tin từ Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Long Biên, tính đến 17h ngày 10-9, khu vực trong đê ngập 9 tuyến đường: Ngọc Lâm, Đàm Quang Trung, Cổ Linh, Hoàng Như Tiếp, Vũ Xuân Thiều, Hoa Lâm, Đức Giang, Nam Đuống, Khai Sơn.
Sáng 10/9, Học viện Tài chính đã phát thông báo sơ tán sinh viên ngoại trú khỏi vùng có nguy cơ sạt lở, ngập úng, lũ quét do ảnh hưởng của mưa bão.
Tại Công điện số 13, Chủ tịch UBND thành phố Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tập trung ứng phó với lũ lớn, đảm bảo an toàn các công trình xây dựng ven sông.
Sáng 10/9/2024, Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia đã có cảnh báo ngập lụt tại Hà Nội khi nước sông Hồng đang dâng lên rất cao với mưa lớn. Ngành nông nghiệp Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng vận hành 324 trạm bơm với công suất khoảng 4.000.000m3/giờ cho các kịch bản mưa; chủ động vận hành trạm bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống.
Đêm 9/9, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã có Công điện số 13 hỏa tốc chỉ đạo các đơn vị tập trung ứng phó lũ lớn trên các tuyến sông.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong từ 12 đến 24 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ tiếp tục lên nhanh, đạt mức báo động 2, tức có nguy cơ ngập lụt nghiêm trọng ở các khu vực ven sông thuộc địa phận quận Hoàn Kiếm.
Hiện tại, nhiều khu vực ven sông Hồng của Hà Nội đã xảy ra ngập lụt, người dân phải khẩn cấp di chuyển. Dự báo từ hôm nay tới ngày mai, lũ trên sông Hồng lên nhanh, sẽ đạt mức báo động 2.
Từ đêm qua 9-9, người dân ở ven sông trên địa bàn TP Hà Nội đã hối hả chạy lũ sông Hồng khi nước dâng lên cao.
Mực nước các sông trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện đang ở mức cao Sông Tích, sông Bùi trên báo động 3, sông Cầu và sông Cà Lồ, trên báo động 2, sông Đáy trên báo động 1 và đang xu hướng tiếp tục lên, sông Hồng tại trạm thủy văn Long Biên 7,81m (dưới báo động 1 là 1,69m, dự báo sẽ lên báo động 1 vào đêm ngày 10/9).
Chiều 19/7, trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Nguyễn Đức Hồng cho biết, tính từ ngày 5/7- 19/7, trên địa bàn huyện không ghi nhận trường hợp mắc Covid-19 (F0).
Chiều 9/7, đồng chí Nguyễn Thị Tuyến, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Mỹ Đức (Hà Nội). Đây là địa bàn phát sinh 8 ca mắc Covid-19 trong những ngày gần đây và hiện có hơn 600 hộ gia đình với hơn 2.000 nhân khẩu đang thực hiện cách ly.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, lãnh đạo huyện Mỹ Đức đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị từ huyện, đến cơ sở và toàn xã hội vào cuộc thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Chiều 9/7, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến đã đi kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn huyện Mỹ Đức.
Chiều 9/7, Ủy viên T.Ư Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã có cuộc thị sát công tác phòng chống dịch Covid-19 và thăm hỏi, động viên người dân và cán bộ thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức. Cùng đi với có Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng, Giám đốc Công an TP Nguyễn Hải Trung.