Thông tin từ Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai: Khu dân cư ven biển, khu vực trũng thấp, cửa sông, ngoài bãi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đã sẵn sàng phương án, dự kiến sơ tán 70.440 hộ với 260.722 người dân; đã rà soát những người trong diện F0, F1 để có phương án cách ly, sơ tán riêng cũng như biện pháp y tế phù hợp để đảm bảo an toàn dịch COVID-19 (hiện có 4.619 trường hợp F0, F1 ở các tỉnh nêu trên).
Sáng 8/10, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai tổ chức cuộc họp ứng phó với bão số 7 để bàn về các biện pháp cần thiết.
Ngày 7/10, Văn phòng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đề nghị các tỉnh, thành phố chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, bão thực hiện nghiêm túc Công điện số 1311/CĐ-TTg ngày 6/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ.
Hồi 07 giờ ngày 07/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,2 độ Vĩ Bắc; 111,2 độ Kinh Đông, ngay trên vùng biển phía Tây quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50km/giờ), giật cấp 8. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 80km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Chiều 6-10, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai họp trực tuyến với 10 tỉnh, thành phố từ Thanh Hóa đến Phú Yên, chỉ đạo ứng phó áp thấp nhiệt đới và mưa lũ.
Áp thấp nhiệt đới đã hình thành trên vùng biển phía nam Biển Đông, ngay trên dải hội tụ nhiệt đới (ITCZ) có xu hướng hoạt động mạnh lên trong những ngày tới. Dự báo, áp thấp nhiệt đới này có khả năng mạnh lên thành bão số 7, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa, sau đó có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Trung Trung Bộ, Bắc Trung Bộ từ ngày 8 đến khoảng 12/10.
Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có nguy cơ mạnh lên thành bão. Mưa lớn diện rộng sẽ kéo dài ít nhất 3 ngày tại các tỉnh, TP khu vực miền Trung. Hiện, các địa phương đã lên phương án sẵn sàng di dời hơn 290.000 người dân.