Có lợi thế cạnh tranh, năng lực sản xuất và nhu cầu thị trường, chanh leo, chuối, dứa, dừa có thể thu về chục tỷ USD/năm nếu làm tốt khâu sản xuất và xuất khẩu.
Sau sầu riêng, chuối, dứa và chanh dây đang nổi lên như những mặt hàng xuất khẩu chủ lực mới của nông sản Việt Nam, với kim ngạch gần 700 triệu USD mỗi năm và kỳ vọng cán mốc tỷ USD nếu được đầu tư bài bản và mở rộng vùng trồng.
Nông sản được ví như những 'mỏ vàng' cứ hết lại có. Nếu làm tốt khâu sản xuất và xuất khẩu quả chanh leo, chuối, dứa và dừa, chúng ta không chỉ thu 1 tỷ USD mà có thể đem về cả chục tỷ USD mỗi năm.
Trái cây Việt Nam đã có mặt tại hơn 100 quốc gia, nhưng phần lớn vẫn ở vị thế nguyên liệu thô, giá trị gia tăng thấp và dễ bị tổn thương trước các rào cản kỹ thuật quốc tế. Trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu chuyển dịch sang mô hình minh bạch - bền vững - tiêu chuẩn cao, ngành trái cây Việt buộc phải tái định vị, chuyển đổi toàn diện hệ sinh thái sản xuất, từ quy hoạch vùng trồng, kiểm soát giống, công nghệ chế biến đến quản trị thị trường và xây dựng thương hiệu quốc gia.
Xuất khẩu dứa của Việt Nam đang đầy tiềm năng khi sản phẩm này được thị trường thế giới rất ưa chuộng, đặc biệt là EU.
Phát triển công nghiệp chế biến là giải pháp tối ưu để nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Tuy nhiên, do thiếu những cơ chế đủ mạnh thu hút DN đầu tư nên ngành chế biến rau quả ở Việt Nam còn yếu, chưa xứng với tiềm năng.
Trong khi kim ngạch xuất khẩu rau quả của năm 2022 giảm 5,9% so với năm 2021, thì riêng nhóm sản phẩm rau quả chế biến tăng trưởng 9,8% về giá trị. Với kim ngạch xuất khẩu 1,014 tỷ USD trong năm 2022, lần đầu tiên xuất khẩu rau quả chế biến đã vượt 1 tỷ USD…
Thế giới đang có nhu cầu lớn đối với các sản phẩm trái cây, rau quả chế biến. Tuy nhiên, ngành chế biến trái cây, rau quả của Việt Nam vẫn rất khiêm tốn, chưa phát triển khiến DN 'đánh rơi' hàng tỷ USD.
Mua phải giống chanh dây giả, kém chất lượng, bao nhiêu công sức, tiền của, cơ hội đã đầu tư vào vườn chay dây, đến khi thu hoạch chỉ cho lá, hoặc quả rất ít, đẩy nhiều nông dân lâm vào cảnh nợ nần chồng chất.