Tốt nghiệp Đại học Nông lâm nghiệp Thái Nguyên, thêm 2 năm tu nghiệp ở nước ngoài, anh Hồ Quốc Khánh, 30 tuổi, tổ dân phố Kỳ Lâm, thị trấn Sơn Dương (Sơn Dương) quyết định trở về quê hương lập nghiệp. Quá trình lập nghiệp của Khánh chẳng giống ai khi chấp nhận phận 'làm thuê'. Nhưng theo anh Khánh, đây là 'trường đại học' lớn để anh học tập, chuyển giao công nghệ tiên tiến, gây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hiện đại, hiệu quả.
Cha ông ta dạy 'Dĩ nông vi bản', trong mọi hoàn cảnh phải lấy nông nghiệp làm gốc, làm điểm tựa trước những biến cố cũng như cho sự phát triển. Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII cũng xác định: Phát triển nông, lâm nghiệp hàng hóa hiệu quả, bền vững, tập trung một số sản phẩm chủ lực. Từ chủ trương lớn, tỉnh đã tập trung phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, tạo nguồn nguyên liệu phát triển công nghiệp chế biến và các ngành kinh tế khác. Nông nghiệp đã khẳng định được vai trò 'bệ đỡ' của nền kinh tế.
Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tỉnh ta có 7 Hợp tác xã (HTX), cơ sở sản xuất nông nghiệp được thành phố Hà Nội ưu tiên vận chuyển nông sản vào nội thành phố trong thời điểm giãn cách xã hội phòng, chống Covid-19.
Chuyển đổi số trong sản xuất nông, lâm nghiệp đã mang lại hiệu quả bước đầu, giảm thiểu tối đa được những tổn thất trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, với một tỉnh còn nhiều khó khăn như tỉnh ta và tập quán canh tác, sản xuất manh mún thì việc chuyển đổi số diện rộng vẫn còn là một thách thức.