Thành công của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn không chỉ góp phần vào sự phát triển công nghiệp điện tử, mà còn tác động sâu rộng đến nền kinh tế.
Ngày 9-4, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh tiếp và làm việc với Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Mary Beth Polley. Trao đổi tại buổi tiếp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh thông tin, hiện, Đà Nẵng đang tập trung củng cố cơ sở hạ tầng tại khu công nghệ cao, Khu Công viên phần mềm số 2 để phục vụ cho lĩnh vực thiết kế vi mạch, bán dẫn. Bên cạnh chuẩn bị về cơ sở hạ tầng, thành phố cũng đẩy mạnh việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo (AI).
UBND TP.Đà Nẵng phối hợp với trường Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn, Đại học Đà Nẵng (VKU), tổ chức chuỗi sự kiện lễ Khởi động Chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn.
Ngày 26/3, TP Đà Nẵng tổ chức chuỗi sự kiện khởi động chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn.
Sáng 26/3, Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp Trường đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt-Hàn (VKU) và Đại học Đà Nẵng tổ chức chuỗi sự kiện lễ Khởi động Chương trình đào tạo nhân lực Vi mạch bán dẫn tại Thành phố Đà Nẵng. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Quảng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị Đà Nẵng.
Để phát triển ngành vi mạch bán dẫn và công nghệ thông minh, thành phố Đà Nẵng không chỉ thu hút đầu tư mà còn đang tăng cường đào tạo nhân lực.
Thành phố Đà Nẵng khởi động chương trình đào tạo nhân lực để đáp ứng nhu cầu và hiện thực đề án phát triển vi mạch bán dẫn.
Ngày 26/3, Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn (Đại học Đà Nẵng) phối hợp với các đơn vị tổ chức sự kiện khởi động Chương trình đào tạo nhân lực vi mạch bán dẫn tại thành phố Đà Nẵng; khai giảng khóa đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn năm 2024; khai trương Trung tâm Vi mạch bán dẫn và Công nghệ thông minh của trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt - Hàn.
Sự kiện là dấu ấn triển khai thực hiện các chủ trương, đề án phát triển vi mạch bán dẫn của TP. Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung.
Dự báo, trong 5 năm tới, tổng nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực công nghiệp chip bán dẫn khoảng 20.000 người và 10 năm tới là 50.000 người trình độ từ Đại học trở lên.