Quận Long Biên là quận duy nhất nằm ở tả ngạn sông Hồng thuộc thành phố Hà Nội, đóng vai trò là cửa ngõ phía Đông Bắc thành phố, đang trên đà bứt tốc về kinh tế, đầu tư.
Giọng thơ Thâm Tâm không chỉ để lại dư ba trong 'Tống biệt hành', mà nhiều truyện thiếu nhi pha chút dã sử của nhà thơ cũng hấp dẫn độc giả nhí.
Qua Bạch Hạc, sông Hồng chảy một quãng nữa là chạm vào nội thành Hà Nội. Lúc này, sông trôi giữa các lớp trầm tích của kinh kỳ và phố xá ồn ào. Một chuyến bồng bềnh trên tàu du lịch để ngắm, chiêm nghiệm về dòng sông có lẽ là trải nghiệm thích hợp nhất trong hành trình khám phá sông Hồng qua Hà Nội…
Tết đến Xuân về, bạn hãy đến Phúc Xá đẹp và an lành đón gió sông Hồng. Nơi đây có đình chùa cổ Phúc Xá, đã được công nhận là Di tích Lịch sử - Văn hóa, tọa lạc trên thế đất đẹp của thôn Bắc Biên (nay là tổ 8, phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, TP Hà Nội). Đây là nơi duy nhất của TP Hà Nội còn lưu giữ quả chuông cổ quý giá 'An Xá tự chung', khắc ghi nơi sinh ra Lý Thường Kiệt. Đó thực sự là bảo vật để người dân Phúc Xá tự hào về truyền thống văn hiến nghìn năm của quê hương và năm Kỷ Hợi (2019) đã long trọng kỷ niệm 1.000 năm, năm sinh Quốc công Thái úy Lý Thường Kiệt trên đất An Xá - Cơ Xá - Phúc Xá. Cội nguồn tâm linh Tiên Tổ truyền cho con cháu như dòng sông chở nặng phù sa bồi đắp tình yêu quê hương đất nước.
Nếu thiền sư Vạn Hạnh là người có công đầu trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi thì không ai khác, Lý Thường Kiệt là người có công lao bậc nhất đối với triều đại nhà Lý và quốc gia Đại Việt. Một người đương thời với ông là Chu Văn Thường đã ca ngợi: 'Riêng ông giúp vua thì nước nhà giàu thịnh nhiều năm. Đó chính là công tích rực rỡ của đạo làm tôi có thể lại nghìn đời sau'.
Chuột là con vật có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâu sắc tới cả đời sống vật chất lẫn tinh thần của người Việt Nam. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc, những năm Tý (năm Chuột) ghi dấu ấn đậm nét, là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện quan trọng và đầy ý nghĩa.
Cách nay mấy ngàn năm, đồng bằng Bắc bộ hiện nay còn là một vùng đất thấp được bồi đắp bởi phù sa con sông Hồng, hàng năm, khi nước sông dâng cao, nhiều khu vực sinh sống của cư dân bị ngập lụt, gây nhiều thiệt hại cho nhà cửa và hoa màu.
Kể từ khi vua Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long thì những con đê bảo vệ kinh thành khỏi nạn hồng thủy cũng bắt đầu được xây dựng. Tuy nhiên, ít ai biết công trình trị thủy kỳ vĩ nhất, tồn tại lâu bền nhất của đất Thăng Long đã trải qua bao nhiêu biến cố để vẫn hiện hữu đến tận ngày nay.