Rút kinh nghiệm từ những đợt hạn, mặn gay gắt của các năm trước, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chủ động xây dựng kế hoạch ứng phó phù hợp. Hạn, mặn đến đâu, chính quyền và người dân sẽ ứng phó đến đó.
Các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang triển khai nhiều giải pháp ứng phó, bảo vệ diện tích vườn trồng cây ăn trái, giảm mức thấp nhất thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra.
Ngày 16-2, ông Lâm Minh Thành, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, địa phương vừa phối hợp với đơn vị vận hành 2 cống Cái Bé - Cái Lớn là Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam (Bộ NN-PTNT) để đánh giá hiệu quả hoạt động của 2 cống ngăn mặn lớn nhất vùng ĐBSCL này.
Ngày 24/9, tại TP Cần Thơ, diễn ra hội thảo 'Chống chịu khí hậu tổng hợp và phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long'.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở cửa sông Cửu Long có khả năng tập trung từ ngày 17-22/3 tới. Tại Vĩnh Long, để ngăn mặn tràn vào, tỉnh này đã cho đóng cống Vũng Liêm và các cống khác thuộc hệ thống thủy lợi Nam Măng Thít.
Đây là 2 công trình thủy lợi lớn phục vụ tưới tiêu cho tỉnh Vĩnh Long và một phần đất nông nghiệp của tỉnh Trà Vinh với tổng diện tích hơn 28.000 ha chủ yếu là trồng lúa và cây ăn trái.
Bài 2: Hiệu quả từ giải pháp công trình