Theo thông báo cấp độ dịch vừa được UBND TPHCM công bố, toàn địa bàn thành phố hiện đang thuộc vùng vàng, nguy cơ lây nhiễm trung bình. Tuy nhiên, tuần qua, Quận 10 là địa phương đã tăng cấp độ dịch từ nguy cơ trung bình lên nguy cơ cao của dịch COVID-19.
Theo bản tin của Bộ Y tế về tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam tối 21/11 cả nước có 76 trường hợp tử vong ở 15 tỉnh thành nhưng không có trường hợp nào ở TPHCM.
Tuần qua, trung bình số ca mắc COVID-19 tại TPHCM luôn ở mức dưới 1.000 trường hợp trong ngày nhưng 3 ngày gần đây, số ca mới nhiễm đang gia tăng, số ca tử vong cũng tăng theo.
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chia sẻ, lãnh đạo thành phố nhận được nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí phê bình vì cho mở lại dịch vụ ăn tại chỗ và thí điểm bán bia, rượu tại quận 7, TP Thủ Đức.
Đến thời điểm này, Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành 100% việc tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19 cho toàn bộ người dân trong độ tuổi trên địa bàn.
Dịch COVID-19 tại TPHCM tiếp tục ghi nhận những tín hiệu tích cực khi vùng xanh đã vượt lên chiếm ưu thế trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, thành phố lưu ý nguy cơ dịch bệnh có thể quay trở lại, người dân tuyệt đối không lơ là, chủ quan.
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng ngày 30/10, đến thời điểm này, cả nước đã tiêm được 80.659.184 liều vaccine phòng COVID-19.
Hầu hết các phường trên địa bàn quận Bình Tân đang ở mức nguy cơ lây nhiễm rất cao thuộc vùng đỏ trên bản đồ COVID-19. Trên toàn Thành phố đã có 16 quận huyện thuộc vùng xanh, 5 quận huyện thuộc vùng vàng.
Căn cứ trên các tiêu chí đánh giá về cấp độ nguy cơ của dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tình hình dịch tại TPHCM hiện nay đang ở cấp độ 2, tương ứng với vùng vàng.
Từ ngày 25/10, Cổng thông tin COVID-19 TPHCM sẽ cung cấp thông tin chính thức cấp độ dịch theo quy mô từng phường - xã, thị trấn, quận - huyện, TP Thủ Đức cho người dân TPHCM; tính đến ngày 21/10 đã có 83% tổ dân phố đạt tiêu chí nguy cơ thấp, các khu vực nguy cơ trung bình và nguy cơ cao đang dần bị thu hẹp.
Trong 24 giờ qua, trên địa bàn TPHCM ghi nhận 38 ca tử vong, đây là mức thấp nhất được ghi nhận từ ngày 22/8 đến nay. Cuộc chiến chống dịch COVID-19 đang tạo được nền tảng vững chắc khi nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã hoàn thành tiêm chủng cả 2 mũi vắc xin ngừa COVID-19.
Xét theo các tiêu chí đánh giá cấp độ dịch của Bộ Y tế hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP của chính phủ, TPHCM đang nằm ở cấp 2 (vùng vàng), là vùng có nguy cơ trung bình.
Sau nhiều tháng, số ca mắc COVID-19 trong ngày tại TPHCM đã giảm xuống mức 3 con số. Bên cạnh đó, số ca tử vong cũng tiếp tục giảm sâu.
Thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng sáng 4/10 cho thấy đến thời điểm này, cả nước đã tiêm được 46.398.767 liều vaccine phòng COVID-19.
Theo con số thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng sáng 21/9, đến thời điểm này, chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19 của cả nước đã đạt 35.148.598 liều.
Số liệu thống kê cho thấy, một số quận huyện trên địa bàn TPHCM chưa tiêm xong vắc xin phòng COVID-19 mũi 1 cho cộng đồng. Tuy nhiên, đại diện Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM khẳng định 'chiến dịch tiêm chủng mũi 1 đã thực hiện xong'.
Theo thống kê trên Cổng thông tin tiêm chủng sáng 14/9, đến thời điểm này, cả nước đã tiêm được 30.442.671 liều vaccine phòng COVID-19.
Quận 7 và huyện Củ Chi (TPHCM) đã công bố kiểm soát được dịch COVID-19 nhưng mỗi ngày vẫn ghi nhận hàng trăm trường hợp F0. Sở Y tế cho biết, đây chưa phải 'vùng xanh' nên vẫn còn nguy cơ lây nhiễm, người dân cần nâng cao ý thức phòng chống dịch.
Bệnh nhân mới mắc COVID-19 những ngày qua đa phần được phát hiện trong cộng đồng. Ban chỉ đạo phòng chống dịch TPHCM cho biết, số ca bệnh sẽ tăng cao trong thời gian tới khi thành phố thực hiện chiến dịch xét nghiệm SARS-CoV-2 cho tất cả người dân.
TPHCM đang thực hiện giai đoạn giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỉ lệ nhiễm cao, số ca F0 tăng trong giai đoạn này do tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng dân cư để sàng lọc, bóc tách tất cả các trường hợp F0.
Sau khi vượt qua số ca lây nhiễm trong các khu phong tỏa, ngày 17/8 ca bệnh ngoài cộng đồng tiếp tục tăng vọt chiếm tới 72,5%. Cuộc chiến với dịch COVID-19 sẽ còn nhiều thách thức nếu cộng đồng không chủ động thực hiện 'người cách ly với người, nhà cách ly với nhà'.