Xây dựng quy trình kỹ thuật tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn tỉnh

Ngày 26/4, Sở NN& PTNT phối hợp Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức hội thảo khoa học xây dựng quy trình kỹ thuật tái canh cây ăn quả có múi (CAQCM) trên địa bàn tỉnh.

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022

Tối 25/11, tại sân vận động huyện Cao Phong, UBND huyện Cao Phong tổ chức khai mạc Lễ hội Cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Phi Long, Ủy viên dự khuyết BCH T.Ư Đảng, Bí Thư Tỉnh ủy; Bùi Đức Hinh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQVN tỉnh; đại biểu các sở, ban, ngành, địa phương. Sự kiện đã thu hút đông đảo người dân đến từ các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Cơ hội quảng bá cam Cao Phong và nông sản chủ lực của địa phương

Lễ hội cam Cao Phong lần thứ 7 và Hội chợ thương mại huyện Cao Phong năm 2022 được tổ chức từ ngày 25/11 - 2/12/2022. Đây là dịp để quảng bá hình ảnh của huyện, trong đó nổi bật là sản phẩm cam Cao Phong đã nổi tiếng gần xa, cùng các nông sản chủ lực khác. Nhân dịp này, phóng viên Báo Hòa Bình phỏng vấn đồng chí Quách Văn Ngoan, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong.

Nâng cao giá trị và phát triển bền vững vùng cam

Đến thăm vườn cam rộng 2 ha của gia đình anh Nguyễn Văn Thái ở thị trấn Cao Phong, ấn tượng nhất là màu xanh mướt mắt, không có dấu hiệu của sâu bệnh. Còn tại vườn nhà anh Đỗ Ngọc Hà ở xóm Lãi, xã Tây Phong, diện tích cam bị bệnh đã được xử lý kịp thời, đảm bảo phục hồi và phát triển tốt. Đây là 2 trong nhiều hộ gia đình ở huyện Cao Phong đang thực hiện tái canh cây cam theo hình thức phục hồi và cơ cấu lại sản xuất, hướng tới nâng cao giá trị và phát triển bền vững cây cam - cây trồng chủ lực nhất của huyện Cao Phong.

Huyện Cao Phong: Đồng bộ các giải pháp tái canh cây ăn quả có múi

9 tháng năm nay, thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, cộng với việc triển khai hữu hiệu các giải pháp trong canh tác nên sản lượng, chất lượng các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) của huyện Cao Phong đạt khá. Toàn huyện có tổng diện tích CAQCM khoảng 1.744 ha, sản lượng năm nay ước đạt trên 20.000 tấn, hứa hẹn một vụ thu hoạch thắng lợi cho người trồng CAQCM.

Phát triển nông nghiệp hàng hóa bền vững

Hiệu quả từ các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung của tỉnh đã được khẳng định. Chất lượng nông sản cũng như hiệu quả kinh tế đều tăng. Từ những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh tạo cho tỉnh bản đồ nông sản phong phú, đa dạng, mang đặc trưng riêng của từng địa phương.

Nghị quyết số 04 mở ra cơ hội để cam Cao Phong 'cất cánh'

Ngày 8/5/2006, Huyện ủy Cao Phong ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU về phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp giai đoạn 2006 - 2010. Đây là nghị quyết chuyên đề có tính chất quan trọng để lãnh đạo Nhân dân phát triển KT-XH. Nghị quyết đã tạo được sự đồng thuận cao trong Nhân dân, đồng thời giúp địa phương xác định được cây trồng chủ lực, từng bước định hình và xây dựng thành công thương hiệu cam Cao Phong, mở ra cơ hội để cam Cao Phong 'cất cánh'. Đến nay, Cao Phong đã trở thành vùng sản xuất cây ăn quả có múi (CAQCM) chủ lực của tỉnh (chiếm 30% tổng diện tích trồng CAQCM trên địa bàn tỉnh). Điều này một lần nữa khẳng định định hướng đúng và trúng của Đảng bộ huyện trong lãnh đạo Nhân dân phát triển KT-XH.

Thị trấn Ba Hàng Đồi phát triển cây ăn quả chủ lực

Thị trấn Ba Hàng Đồi (Lạc Thủy) có tổng diện tích cây ăn quả 274 ha. Trong đó, cây ăn quả có múi (CAQCM) 244,5 ha, cây ăn quả khác như thanh long, nhãn, ổi 29,5 ha. Thời gian qua, thị trấn Ba Hàng Đồi phát triển cây ăn quả theo đúng kế hoạch, xác định cam, bưởi, thanh long là những cây trồng chủ lực. Địa phương thực hiện quy hoạch vùng sản xuất, triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch của huyện về phát triển ngành trồng trọt. Qua đó góp phần khai thác tiềm năng đất đai, từng bước nâng cao giá trị thu nhập trên cùng diện tích canh tác.

Tăng cường phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng trong điều kiện thời tiết phức tạp

Theo ngành NN&PTNT, do tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới nên thời tiết vụ mùa, hè thu năm 2022 diễn biến khó lường. Đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh, dịch hại phá hoại mùa màng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất nếu không có các biện pháp quản lý kịp thời. Dưới sự chỉ đạo của ngành nông nghiệp, các huyện, thành phố tích cực thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, bảo đảm vụ sản xuất đạt kế hoạch đề ra.

Tái canh cây ăn quả có múi để phát triển bền vững

Cây ăn quả có múi (CAQCM) gồm cam, quýt, bưởi, chanh là nhóm cây ăn quả phổ biến trên thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 130 triệu tấn. Ở nước ta, CAQCM là nhóm cây ăn quả có diện tích, sản lượng lớn nhất trong số các loài cây ăn quả lâu năm. Hòa Bình là tỉnh có diện tích sản xuất CAQCM lớn, chiếm trên 5% diện tích của cả nước. Trong những năm qua, diện tích CAQCM của tỉnh không ngừng tăng.

Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững, hiệu quả

Ngày 10/5, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: 'Giải pháp tái canh cây ăn quả có múi theo hướng bền vững và hiệu quả'. Tham dự diễn đàn có lãnh đạo Sở NN&PTNT và 90 nông dân tiêu biểu trồng cây ăn quả có múi (CAQCM) trên địa bàn tỉnh.

Huyện Cao Phong tái canh cây ăn quả có múi để phát triển bền vững

Sản phẩm cây ăn quả có múi (CAQCM) được xác định là 1 trong 9 loại nông sản chủ lực của tỉnh, đây cũng là một trong số ít sản phẩm nông nghiệp của tỉnh có khả năng chi phối thị trường các tỉnh phía Bắc. Để phát triển bền vững và gia tăng chuỗi giá trị trong sản xuất CAQCM, ngày 16/9/2021, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Tái canh cây ăn quả có múi tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Là một trong những vùng sản xuất CAQCM chủ lực của tỉnh với tổng diện tích chiếm 30%, huyện Cao Phong đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện 'Đề án Tái canh CAQCM trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2021 - 2025' nhằm tổ chức lại sản xuất, khép kín, đồng bộ, bền vững từ phát triển vùng nguyên liệu tới sơ chế, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm (TTSP).

Tập trung phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa và cây trồng vụ xuân 2022

Sở NN&PTNT vừa gửi công văn đề nghị các địa phương và các cơ quan chuyên môn tập trung phòng trừ sâu bệnh hại trên lúa và cây trồng vụ xuân 2022.

Đánh giá tiến độ thực hiện Đề án Tái canh cây ăn quả có múi trên địa bàn huyện Cao Phong

Ngày 21/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện Đề án 'Tái canh cây ăn quả có múi (CAQCM) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030' trên địa bàn huyện Cao Phong. Đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT), đại diện lãnh đạo các sở, ngành tỉnh, UBND huyện Cao Phong và các đơn vị tham gia thực hiện Đề án.

Huyện Lạc Thủy: Giảm diện tích trồng cây có múi kém hiệu quả

Huyện Lạc Thủy được thiên nhiên ưu đãi với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng, thích hợp phát triển cây ăn quả các loại, nhất là các loại cây ăn quả có múi (CAQCM) có giá trị kinh tế cao.

Tập trung chăm sóc, bảo vệ ây trồng vụ xuân

Thời điểm này, nông dân tập trung chăm sóc cây vụ xuân. Dưới sự chỉ đạo của ngành NN&PTNT tỉnh, các cơ quan chuyên môn, người dân đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng trừ các đối tượng sâu bệnh phát sinh, gây hại trên một số loại cây trồng nhằm bảo vệ sản xuất.

Ngọt thơm cam, bưởi Hòa Bình

Những ngày cuối năm, khi cái lạnh giá của mùa đông còn vương vấn, xuân về cũng là lúc ghi dấu thời khắc đất trời bắt đầu một vòng quay mới. Thời tiết còn chưa vội chuyển mình nhưng sắc xuân rực rỡ đã lan tỏa đến mọi nơi trên đất Mường, đặc biệt là ở những vùng trồng cam, trồng bưởi. Từng đoàn người, đoàn xe háo hức vào trải nghiệm vườn cam, vườn bưởi đã làm không khí trở nên vui tươi, rộn ràng. Không khí ấy đã sưởi ấm lòng người dân địa phương cũng như chính những du khách ghé thăm nơi đây.