Đạo luật Dữ liệu EU vừa thông qua bị các doanh nghiệp công nghệ, cũng như hội người tiêu dùng tại khu vực cho rằng cản trở luồng dữ liệu, hạn chế quyền tự do thương thảo và không có ích đối với khách hàng cuối.
Theo đại diện các doanh nghiệp Big Tech, Đạo luật Dữ liệu sẽ đặt ngành công nghiệp châu Âu vào thế bất lợi khi ngành này phải từ bỏ các dữ liệu khó thu nhặt được và hạn chế quyền tự do về hợp đồng.
Những tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden vào năm 2013 về hoạt động giám sát hàng loạt của Mỹ đã khiến EU lo ngại về việc truyền dữ liệu.
Nghị viện châu Âu, cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu (EU), vừa thông qua dự thảo của Đạo luật trí tuệ nhân tạo (AI), bao gồm các điều khoản hạn chế sử dụng công nghệ AI cho các mục đích rủi ro nhất cũng như đòi hỏi các hệ thống AI như ChatGPT của OpenAI phải tiết lộ dữ liệu được sử dụng để tạo ra chúng. Chẳng hạn, đạo luật sẽ cấm các hệ thống AI sử dụng công nghệ giám sát sinh trắc học theo thời gian thực, bao gồm nhận dạng khuôn mặt ở các không gian công cộng.
Một ủy ban chủ chốt của Nghị viện Châu Âu đã phê duyệt những quy định về Trí tuệ Nhân tạo, loại văn bản pháp quy đầu tiên về AI, khiến dự thảo này gần hơn một bước để trở thành Đạo luật AI.
Quyền lực của các 'ông lớn' công nghệ Mỹ như Google, Apple, Meta (Facebook), Amazon và Microsoft đang đứng trước nguy cơ bị hạn chế tại Cựu lục địa khi Nghị viện châu Âu (EP) và các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đạt được nhất trí về hai đạo luật mới gồm Đạo luật Thị trường kỹ thuật số (DMA) và Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số (DSA). Đây được cho là hai văn kiện pháp luật có quyền hạn lớn nhất trong lĩnh vực này của EU.
Theo thỏa thuận, Mỹ và châu Âu sẽ chấm dứt đánh thuế dịch vụ kỹ thuật số với các công ty Big Tech sau khi thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu có hiệu lực, dự kiến vào năm 2023.