Cả nước đang có 5 sân bay sẽ được đầu tư trong thời gian tới. Nguồn vốn đâu để thực hiện đang là vấn đề các địa phương có sân bay và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) quan tâm. Theo chủ trương chung, ngoài vốn nhà nước, việc đầu tư sân bay cần được xã hội hóa gọi vốn từ tư nhân.
Trong số 10 vị trí được các địa phương đề xuất, có 2 vị trí không khả thi bố trí đường cất hạ cánh, thiết kế phương thức bay do địa hình hiểm trở.
Bộ GTVT vừa ủng hộ tỉnh Sơn La kêu gọi vốn PPP xây dựng sân bay chuyên dùng tại Mộc Châu.
Bộ GTVT cho biết Quy hoạch hệ thống cảng hàng không không đề xuất quy hoạch sân bay mới tại Mộc Châu.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về việc đầu tư xây dựng CHK Nà Sản theo phương thức đối tác công tư.
Theo tính toán của tỉnh Sơn La, cần khoảng 3.000 tỷ đồng để nâng cấp sân bay Nà Sản theo hình thức BOT, trong đó tỉnh cam kết chi 350 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng.
Hiện nay, các tỉnh, thành mong muốn xây dựng CHK nhằm thu hút nhà đầu tư, tìm kiếm cơ hội phát triển kinh tế - xã hội - du lịch địa phương là chính đáng. Tuy nhiên, việc xây dựng mới CHK cần bố trí quỹ đất rộng, chi phí đầu tư xây dựng rất lớn và khả năng thu hồi vốn khó khăn. Do vậy, việc quy hoạch xây dựng mới CHK cần tính toán dựa trên nhiều tiêu chí và phù hợp với tổng thể mạng lưới CHK toàn quốc, trong đó tiêu chí kết nối mạng lưới CHK với các loại hình phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy, hàng hải theo địa lý, đặc thù và thế mạnh của địa phương là xu thế tất yếu của thế giới nhằm nâng cao hiệu quả cũng như kết nối các loại hình giao thông và vận tải đa phương thức nội địa, quốc tế. Đặc biệt việc quy hoạch phát triển mạng lưới CHK Việt Nam theo hướng đa phương tiện (logistics) cấp thiết được đặt ra.
Hạ tầng hàng không Việt Nam sẽ có những thay đổi lớn mang tính đột phá, đảm bảo an ninh hàng không và an ninh quốc phòng.